KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN NÃO CÓ ĐỘT BIẾN EGFR BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSIN KINASE THẾ HỆ 1 VÀ 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR bằng thuốc ức chế tyrosin kinase thế hệ 1 và 2. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 89 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR điều trị bước 1 bằng TKIs thế hệ 1 và 2 tại bệnh viện K từ tháng 04/2019 đến 04/2023. Kết quả: Trong nghiên cứu số bệnh nhân được điều trị bước 1 với Erlotinib, Gefitinib và Afatinib lần lượt là 33, 34, 22. Độ tuổi trung bình tham gia nghiên cứu là 59,6 ± 9,50 tuổi, trong đó nam chiếm chiếm 48,3%, nữ chiếm 51,7%. Các bệnh nhân đều có đột biến gen loại thường gặp trong đó, 60,7% bệnh nhân có đột biến Del19 và 39,3% có đột biến L858R. 53,9% bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị kết hợp với xạ phẫu khối u não, 20,2% được điều trị với tia xạ toàn não. Tỷ lệ kiểm soát bệnh là 94,4%, trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển mPFS là 12,6 tháng; thời gian sống thêm bệnh không tiến triển tại thời điểm 12 tháng là 54,7%. Tỷ lệ đáp ứng nội sọ là 96,6%, trung vị mPFS tại não là 14,7 tháng. Tác dụng phụ hay gặp trên lâm sàng và cận lâm sàng là nổi ban gặp ở 49,4%, tiêu chảy 22,5%, viêm kẽ móng 19,1%, tăng men gan gặp ở 37,1%, giảm hemoglobin gặp ở 30,3% số bệnh nhân điều trị, chủ yếu là độ 1,2. Kết luận: điều trị TKIs bước 1 trên nhóm đối tượng UTPKTBN di căn não có đột biến EGFR đạt tỷ lệ đáp ứng cao, cải thiện PFS, các độc tính ở mức độ nhẹ nhàng có thể dung nạp được.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: ung thư phổi không tế bào nhỏ, di căn não, đột biến gen EGFR, điều trị bước một TKIs thế hệ 1,2
Tài liệu tham khảo
2. Erratum: Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2020;70(4):313.
3. Abdallah SM, Wong A. Brain metastases in non-small-cell lung cancer: are tyrosine kinase inhibitors and checkpoint inhibitors now viable options? Current oncology (Toronto, Ont). 2018;25(Suppl 1):S103-s114.
4. Soria JC, Ohe Y, Vansteenkiste J, et al. Osimertinib in Untreated EGFR-Mutated Advanced Non-Small-Cell Lung Cancer. The New England journal of medicine. 2018;378(2):113-125.
5. Magnuson WJ, Lester-Coll NH, Wu AJ, et al. Management of Brain Metastases in Tyrosine Kinase Inhibitor-Naïve Epidermal Growth Factor Receptor-Mutant Non-Small-Cell Lung Cancer: A Retrospective Multi-Institutional Analysis. Journal of clinical oncology : official journal of the American Society of Clinical Oncology. 2017;35(10):1070-1077.
6. Hoàng Anh Vũ CVĐ, Ngô Thị Tuyết Hạnh và cs. Đột biến gen EGFR và KRAS trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2011;14:166 - 172.
7. Huyền NTT. Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não đột biến EGFR bằng Erlotinib có hoặc không kết hợp với xạ trị toàn não. 2018:66 - 71.
8. Kiên NV. Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng thuốc ức chế tyrosin kinase kết hợp với xạ phẫu tại bệnh viên Bạch Mai. 2021.