KẾT QUẢ CẮT POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG KÍCH THƯỚC LỚN HƠN 10 MM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC

Đỗ Quang Vinh1,2, Nguyễn Thị Thu Huyền1,, Nguyễn Tiến Dũng1
1 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polyp > 10 mm đại trực tràng ở các bệnh nhân. Đối tượng: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 121 bệnh nhân tại Khoa nội tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 10/2022 – 6/2023. Nội soi toàn bộ đại trực tràng, phát hiện và mô tả đặc điểm polyp kích thước > 10 mm, tiến hành cắt polyp và lấy bệnh phẩm sau cắt làm mô bệnh học theo tiêu chí của WHO 2010. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 59,22±14,11, chủ yếu gặp ở nam giới; Có 32,2% polyp ở đại tràng sigma; 31,4% polyp có kích thước >20 mm; 77,7% polyp có cuống. Phần lớn là polyp u tuyến chiếm 95,0%, trong đó polyp loạn sản độ cao chiếm 18,3%; có mối liên quan giữa kích thước và kết quả mô bệnh học polyp. Phương pháp được sử dụng để cắt polyp nhiều nhất là hot snare polypectomy (91,7%) và biện pháp hỗ trợ quá trình cắt là tiền mê 83,5%, kẹp clip chân polyp 62%. Có 8 trường hợp có biến chứng, đã được cầm máu thành công và không có trường hợp nào thủng ruột. Kết luận: Polyp đại trực tràng kích thước > 10 mm phần lớn là polyp u tuyến; phương pháp cắt polyp qua nội soi hiệu quả cao và an toàn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thanh Hà và các cộng sự. (2022), "Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng kích thước trên 10mm", Tạp chí Y học Việt Nam. 517(2).
2. Nguyễn Đức Thông và Phan Trung Nam (2019), "Đặc điểm nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polyp không cuống đại trực tràng kích thước trên 1 cm bằng kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi tại bệnh viện Nguyễn Trãi", Tạp chí Y dược - Trường đại học Y dược Huế. 9.
3. H. S. Kim and et al (2018), "Hot snare polypectomy with or without saline solution/epinephrine lift for the complete resection of small colorectal polyps", Gastrointest Endosc. 87(6), p. 1539-1547.
4. J. Patrun and et al (2018), "Diagnostic Accuracy of NICE Classification System for Optical Recognition of Predictive Morphology of Colorectal Polyps", Gastroenterol Res Pract. 2018, p. 7531368.
5. C. Schramm and et al (2015), "Patient- and procedure-related factors affecting proximal and distal detection rates for polyps and adenomas: results from 1603 screening colonoscopies", Int J Colorectal Dis. 30(12), p. 1715-22.
6. Dipika Basnet and et al (2021),Colorectal Polyps: A Histopathological Study in Tertiary Care Center.
7. GLOBOCAN (2020), "GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", ACS JOUNALS.
8. Jin Hwa Park and et al (2023), "Clinical outcomes of colonoscopic polypectomy with strategic surveillance colonoscopies in patients with 10 or more polyps", Scientific Reports. 13(1), p. 2604.