ĐÁNH GIÁ VIỆC QUYẾT ĐỊNH SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT TÙY THUỘC NGUY CƠ UNG THƯ DỰA TRÊN PHÂN LOẠI PI-RADS V2.1 CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ PSA TỶ TRỌNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÙNG CHUYỂN TIẾP TUYẾN TIỀN LIỆT

Hoàng Đình Âu1,, Trương Thị Thanh1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá việc quyết định sinh thiết tuyến tiền liệt (TTL) tùy thuộc nguy cơ ung thư dựa trên phân loại PI-RADS v2.1 cộng hưởng từ và PSA tỷ trọng (PSAd) nhằm giảm bớt tỷ lệ sinh thiết không cần thiết trong chẩn đoán ung thư vùng chuyển tiếp TTL. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 67 bệnh nhân nam có nghi ngờ ung thư TTL (bằng khám lâm sàng hoặc PSA cao), được chụp cộng hưởng từ TTL, được sinh thiết TTL dưới hướng dẫn siêu âm qua đường trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 10/2021 đến 05/2023. Các nhân tổn thương vùng chuyển tiếp được phân loại theo PIRADS v2.1 (bao gồm các nhân PIRADS loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 lần lượt tương ứng với nguy cơ ung thư thấp, trung bình, cao và rất cao), được đối chiếu với nhóm nguy cơ theo PSAd:  thấp (≤ 0.10 ng/ml/ cm3), trung bình (0.11-0.19 ng/ml/ cm3), cao (≥0.20 ng/ml/ cm3). Các tầng nguy cơ này sẽ đối chiếu với kết quả mô bệnh học từ đó xem xét việc giảm bớt việc thực hiện sinh thiết không cần thiết. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là 66.6±3.3, lớn nhất là 83, nhỏ nhất là 42. Nồng độ PSA toàn phần (PSAt) trung bình 32.2±28.7ng/ml. Thể tích trung bình TTL là 56.9±40.2 cm3. Nồng độ PSAd là 0.73±0.67 ng/ml/ cm3. Kết quả chụp CHT và phân loại nhân vùng chuyển tiếp theo PI-RADS v2.1 cho thấy số lượng nhân PIRADS loại 2, 3, 4, 5 lần lượt là 2, 27, 13 và 25. Số lượng nhân thuộc nhóm PSAd nguy cơ thấp, trung bình, cao lần lượt là 6, 10, 51. Kết quả sinh thiết các nhân này cho thấy có 32 nhân ung thư, chiếm 47.8%. Tỷ lệ nhân ung thư nhóm PSAd nguy cơ thấp, trung bình, cao lần lượt là  0%, 10% và 60.8%. Phối hợp phân loại PI-RADS v2.1 với các mức độ nguy cơ của PSAd cho thấy tất cả các nhân PIRADS loại 2 đều không phải ung thư, tất cả các nhân PIRADS loại 3 có PSAd nguy cơ thấp và trung bình đều không phải ung thư, chỉ có 3/17 nhân PIRADS loại 3 có PSAd nguy cơ cao là ung thư (chiếm 17.7%). Số lượng nhân PIRADS 4 là ung thư có mức PSAd nguy cơ thấp, trung bình, cao lần lượt là 0/1 (0%), 1/2 (50%) và 5/10 (50%). Tất cả các nhân PIRADS loại 5 có mức PSAd nguy cơ thấp và trung bình đều không phải là ung thư và toàn bộ các nhân PIRADS loại 5 có PSAd mức nguy cơ cao đều là ung thư (100%). Kết luận: Với mức PSAd nguy cơ cao, 100% các nhân PIRADS loại 5, 50% các nhân PIRADS loại 4 và 17.7% nhân PIRADS loại 3 là ung thư TTL. Phối hợp PSAd và PIRADS v2.1 có thể giảm tỷ lệ sinh thiết không cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rosenkrantz AB, Kim S, Campbell N, Gaing B, Deng F-M, Taneja SS. Transition zone prostate cancer: revisiting the role of multiparametric MRI at 3 T. American Journal of Roentgenology. 2015;204(3):W266-W272.
2. Thai JN, Narayanan HA, George AK, et al. Validation of PI-RADS version 2 in transition zone lesions for the detection of prostate cancer. Radiology. 2018;288(2):485-491.
3. Drost FH, Osses DF, Nieboer D et al. Prostate MRI, with or without MRI-targeted biopsy, and systematic biopsy for detecting prostate cancer. Cochrane Database Syst Rev 2019; 4: CD012663
4. Padhani AR, Barentsz J, Villeirs G et al. PI-RADS steering committee: the PI-RADS multiparametric MRI and MRI-directed biopsy pathway. Radiology 2019; 292: 464–74
5. Schoots IG, Padhani AR. Personalizing prostate cancer diagnosis with multivariate risk prediction tools: how should prostate MRI be incorporated? World J Urol 2020; 38: 531–45
6. Schoots IG, Roobol MJ. Multivariate risk prediction tools including MRI for individualized biopsy decision in prostate cancer diagnosis: current status and future directions. World J Urol 2020; 38: 517–29
7. Thompson IM, Pauler DK, Goodman PJ et al. Prevalence of prostate cancer among men with a prostate-specific antigen level < or =4.0 ng per milliliter. N Engl J Med 2004; 350: 2239–46
8. Boesen L, Nørgaard N, Løgager V et al. Prebiopsy biparametric magnetic resonance imaging combined with prostate-specific antigen density in detecting and ruling out Gleason 7–10 prostate cancer in biopsy-naive men. Eur Urol Oncol 2019; 2: 311–9
9. Knaapila J, Jambor I, Perez IM et al. Prebiopsy IMPROD biparametric magnetic resonance imaging combined with prostate specific antigen density in the diagnosis of prostate cancer: an external validation study. Eur Urol Oncol 2020; 3: 648–56.