NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐỘNG KINH KHÁNG THUỐC TRẺ EM

Hồ Đăng Mười1,2,, Nguyễn Đăng Tôn3, Nguyễn Đức Thuận2
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Học viện Quân y
3 Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định yếu tố nguy cơ liên quan động kinh kháng thuốc ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 213 gồm 101 nữ (47,4%) và 112 nam(52,6%) trẻ em mắc động kinh, được chia thành 2 nhóm: nhóm động kinh kháng thuốc (n = 112) và đáp ứng thuốc (n = 101). Tiêu chuẩn chẩn đoán theo hiệp hội chống động kinh thế giới (ILAE 2010). Kết quả: Động kinh kháng thuốc có tiền căn trạng thái động kinh chiếm 12,2%, co giật sơ sinh chiếm 8%, co giật do sốt chiếm 20%, chậm phát triển tâm thần vận động chiếm 48,1%. Tuổi khởi phát trung bình nhóm động kinh kháng thuốc là 12,5 ± 12 tháng, tần suất cơn co giật trung bình trong 1 ngày 13 ± 11,6. Động kinh toàn thể chiếm 70,4% trên cả 2 nhóm nghiên cứu. Có 25 trường hợp được phân loại hội chứng chiếm 11,7%. Kết quả cận lâm sàng ĐNĐ, MRI não bất thường nhóm động kinh kháng thuốc và đáp ứng lần lượt chiếm 96,4% và 62,5%. Phân tích hồi quy kết quả: co giật tuổi sơ sinh, co giật do sốt, tiền căn trạng thái động kinh, chậm mốc phát triển tâm thần vận động, điện não đồ và MRI bất thường là những yếu tố liên quan đến động kinh kháng thuốc. Kết luận: Bệnh nhân có tiền sử co giật tuổi sơ sinh, tiền sử co giật do sốt, tiền căn trạng thái động kinh, chậm phát triển tâm thần vận động, điện não đồ và MRI não bất thường là những yếu tố nguy cơ liên quan động kinh kháng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Berg A.T. Rychlik K. (2015). The course of childhood-onset epilepsy over the first two decades: a prospective, longitudinal study. Epilepsia, 56(1), 40-48.
2. Berg A.T, Shinnar S, Levy S.R. (2001). Early development of intractable epilepsy in children: a prospective study. Neurology, 56(11), 1445-1452.
3. Kwan P, Arzimanoglou A, Berg A.T. (2010). Definition of drug resistant epilepsy: Consensus proposal by the ad hoc Task Force of the ILAE Commission on Therapeutic Strategies. Epilepsia, 51(6), 1069-1077.
4. Laxer K.D, Trinka E, Hirsch L.J. (2014). The consequences of refractory epilepsy and its treatment. Epilepsy & Behavior, 37, 59-70.
5. Tang F, Hartz A.M.S, Bauer B. (2017). Drug-Resistant Epilepsy: Multiple Hypotheses, Few Answers. Frontiers in Neurology, 8.
6. Trinka E, Bauer G, Oberaigner W. (2013). Cause-specific mortality among patients with epilepsy: Results from a 30-year cohort study. Epilepsia, 54(3), 495-501.
7. Vickers N.J. (2017). Animal communication: when i’m calling you, will you answer too? Current biology, 27(14), R713-R715.
8. Boonluksiri P, Visuthibhan A, Katanyuwong K. (2015). Clinical Prediction Rule of Drug Resistant Epilepsy in Children. J Epilepsy Res, 5(2), 84-88.
9. Kasprzyk M, Brola W, Wendorff J. (2014). Assessment of clinical risk factors for drug-resistant epilepsy in children and teenagers. sm, 3, 141-147.
10. Nguyễn Thụy Minh Thư, Nguyễn Lê Trung Hiếu. (2021) Mức độ khả thi, an toàn và hiệu quả của chế độ ăn Ketogenic trên bệnh nhân động kinh kháng thuốc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 25, số 2.