SARCOPENIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sarcopenia là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng dẫn tới tăng tỷ lệ tử vong, tăng tỷ lệ thương tật, giảm khả năng hoạt động thể lực và tăng tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân xơ gan. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm Sarcopenia và khảo sát một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân xơ gan điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân xơ gan điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Chẩn đoán Sarcopenia dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á 2019 (AWGS 2019). Kết quả: Tỷ lệ Sarcopenia ở bệnh nhân xơ gan là 47,22%, trong đó Sarcopenia thể nặng chiếm 25% số bệnh nhân xơ gan. Tỷ lệ Sarcopenia ở nhóm xơ gan Child pugh C chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9% (p = 0,03). Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ Sarcopenia có liên quan đến các yếu tố như trình độ học vấn, nơi sống, tình trạng dinh dưỡng, mức độ hoạt động hàng ngày có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ Sarcopenia ở bệnh nhân xơ gan điều trị nội trú tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cao, đặc biệt ở những bệnh nhân sống ở nông thôn, có trình độ văn hóa thấp, mức độ xơ gan Child Pugh C, có tình trạng suy dinh dưỡng và suy giảm mức độ hoạt động hàng ngày. Bởi vậy vấn đề sàng lọc sớm và thường quy Sarcopenia trên bệnh nhân xơ gan là rất cần thiết, sẽ giúp cho việc phát triển các chiến lược can thiệp hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sarcopenia, xơ gan.
Tài liệu tham khảo
2. Solomon Y. Sarcopenia in the Older People. Int Evid Healthc, Vol.12,227-243.
3. Khan S, Benjamin J, Maiwall R, et al. Sarcopenia is the independent predictor of mortality in critically ill patients with cirrhosis. J Clin Transl Res. 2022;8(3):200-208.
4. Chen LK, Woo J, Assantachai P, et al. Asian Working Group for Sarcopenia: 2019 Consensus Update on Sarcopenia Diagnosis and Treatment. J Am Med Dir Assoc. 2020;21(3):300-307.e2. doi:10.1016/j.jamda.2019.12.012
5. Huhmann MB, Perez V, Alexander DD, Thomas DR. A self-completed nutrition screening tool for community-dwelling older adults with high reliability: a comparison study. J Nutr Health Aging. 2013; 17(4):339-344. doi:10.1007/s12603-013-0015-x
6. Graf C. The Lawton Instrumental Activities of Daily Living (IADL) Scale.:2.
7. Kikuchi N, Uojima H, Hidaka H, et al. Prospective study for an independent predictor of prognosis in liver cirrhosis based on the new sarcopenia criteria produced by the Japan Society of Hepatology. Hepatol Res Off J Jpn Soc Hepatol. 2021;51(9):968-978. doi:10.1111/hepr.13698
8. Tantai X, Liu Y, Yeo YH, et al. Effect of sarcopenia on survival in patients with cirrhosis: A meta-analysis. J Hepatol. 2022;76(3):588-599. doi:10.1016/j.jhep.2021.11.006
9. Donini LM, Savina C, Piredda M, et al. Senile anorexia in acute-ward and rehabilitations settings. J Nutr Health Aging. 2008;12(8):511-517. doi:10.1007/BF02983203
10. Beaudart C, Zaaria M, Pasleau F, Reginster JY, Bruyère O. Health Outcomes of Sarcopenia: A Systematic Review and Meta-Analysis. PloS One. 2017;12(1): e0169548. # doi:10.1371/ journal.pone.0169548