TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN NHĨ CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN NGƯỜI BỆNH CÓ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

Trần Thị Thảo1, Trần Thị Hải Vân1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau của điện nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên người bệnh có hội chứng cổ vai cánh tay. Đối tượng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay chia làm hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương từ 09/2022 đến 06/2023. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh kết quả trước sau điều trị. Kết quả: Sau 20 ngày điều trị, điểm VAS trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 5,37 ± 1,47 điểm xuống 2,13 ± 1,69 điểm (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân không đau và đau nhẹ tăng từ 0% và 10% lên 33,3% và 56,7%. Tỷ lệ bệnh nhân đau vừa giảm từ 73,3% xuống 10%, hết hoàn toàn bệnh nhân đau nặng (p < 0,05). Kết luận: Phương pháp điện nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau trên người bệnh có hội chứng cổ vai cánh tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp. 2014.
2. Caridi JM, Pumberger M, Hughes AP. Cervical radiculopathy: a review. HSS J. 2011;7(3):265-272. doi:10.1007/s11420-011-9218-z
3. GBD 2019 Diseases and Injuries Collaborators. Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. Lancet. 2020;396(10258):1204-1222. doi:10.1016/S0140-6736(20)30925-9
4. Bộ môn phục hồi chức năng-trường Đại Học Y Hà Nội. Phục hồi chức năng (Dùng cho bác sĩ định hướng chuyên khoa). Nhà xuất bản Y Học, 2017.
5. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh học nội khoa y học cổ truyền (Sách đào tạo bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền). Nhà xuất bản Y Học; 2017.
6. Bộ Y Tế. Danh mục hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu – Ban hành kèm theo quyết định số 792/QĐBYT ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2013.
7. Hou PW, Hsu HC, Lin YW, Tang NY, Cheng CY, Hsieh CL. The History, Mechanism, and Clinical Application of Auricular Therapy in Traditional Chinese Medicine. Evid Based Complement Alternat Med. 2015;2015:495684. doi:10.1155/2015/495684.
8. Sator-Katzenschlager SM, Szeles JC, Scharbert G, et al. Electrical stimulation of auricular acupuncture points is more effective than conventional manual auricular acupuncture in chronic cervical pain: a pilot study. Anesth Analg. 2003;97(5):1469-1473. doi:10.1213/ 01.ANE.0000082246.67897.0B