MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ VI XÂM NHẬP TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Đoàn Hoan1,, Đào Văn Tú2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư vú vi xâm nhập tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên bệnh nhân nữ giới được chẩn đoán ung thư vú vi xâm nhập từ năm 2015-2022 tại bệnh viện K. Kết quả: 76 bệnh nhân có thông tin theo dõi, trung vị thời gian theo dõi là 48 tháng (9-94 tháng), DFS 5 năm và OS 5 năm lần lượt là 90% và 100%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là là 49,61 ± 10,4. Kích thước u trên giải phẫu bệnh trung bình là 3,2 ± 1,6 cm với 40 bệnh nhân (52,6%) có u ≥ 3cm. Phần lớn bệnh nhân (94,7%) sờ thấy u trên khám lâm sàng và tỉ lệ có biểu hiện chảy dịch núm vú bất thường là 13,1%. Có 37 bệnh nhân (48,7%) xuất hiện vi vôi hóa trên phim Mamography. Các tổn thương tại chỗ kèm theo bao gồm 72 DCIS (94,7%), 1 LCIS (1,3%) và 3 Paget (3,9%). Hầu hết là các tổn thương DCIS có độ mô học cao, chiếm 84,2%. Tỉ lệ di căn hạch là 3,9%; thụ thể nội tiết dương tính ở 32 bệnh nhân (42,1%). Có 61 bệnh nhân có kết quả Her2 trên phần vi xâm nhập, trong đó Her2 dương tính chiếm 51,3%. Tỷ lệ bệnh nhân được xạ trị bổ trợ, hóa chất bổ trợ, điều trị đích và nội tiết bổ trợ lần lượt là 22,4%, 82,9%, 23,7%, 42,1%. Có 4 trường hợp tái phát, 2 bệnh nhân tái phát tại chỗ tại vùng và 2 bệnh nhân tái phát di căn xa. Kết luận: Ung thư vú vi xâm nhập có nhiều đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác biệt so với DCIS. Điều trị MIC bao gồm phẫu thuật, hóa chất, nội tiết cân nhắc kết hợp thêm điều trị đích đem lại kết quả tốt. Cần theo dõi lâu dài để đánh giá thêm về tái phát di căn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Xu, H. et al. Clinicopathological characteristics and prognosis of microinvasive breast cancer: A population‐based analysis. Cancer Med. 11, 4501–4512 (2022).
2. Han, S. et al. Clinical and imaging characteristics of breast ductal carcinoma in situ with microinvasion. J. Appl. Clin. Med. Phys. 22, 293–298 (2020).
3. Dershaw, D. D., Abramson, A. & Kinne, D. W. Ductal carcinoma in situ: mammographic findings and clinical implications. Radiology 170, 411–415 (1989).
4. Dória, M. T. et al. Development of a Model to Predict Invasiveness in Ductal Carcinoma In Situ Diagnosed by Percutaneous Biopsy-Original Study and Critical Evaluation of the Literature. Clin. Breast Cancer 18, e805–e812 (2018).
5. Sue, G. R., Lannin, D. R., Killelea, B. & Chagpar, A. B. Predictors of microinvasion and its prognostic role in ductal carcinoma in situ. Am. J. Surg. 206, 478–481 (2013).
6. Lyons, J. M., Stempel, M., Van Zee, K. J. & Cody, H. S. Axillary node staging for microinvasive breast cancer: is it justified? Ann. Surg. Oncol. 19, 3416–3421 (2012).
7. Kim, M. et al. Microinvasive Carcinoma versus Ductal Carcinoma In Situ: A Comparison of Clinicopathological Features and Clinical Outcomes. J. Breast Cancer 21, 197–205 (2018).
8. Wang, L. et al. Clinicopathologic characteristics and molecular subtypes of microinvasive carcinoma of the breast. Tumour Biol. J. Int. Soc. Oncodevelopmental Biol. Med. 36, 2241–2248 (2015).
9. Padmore, R. F. et al. Microinvasive breast carcinoma: clinicopathologic analysis of a single institution experience. Cancer 88, 1403–1409 (2000).