KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI CÓ CHẨN ĐOÁN MẤT NGỦ VÀ KHÔNG CÓ CHẨN ĐOÁN MẤT NGỦ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI NĂM 2022

Qúach Thanh Hưng1, Nguyễn Thị Thanh Nga1, Nguyễn Võ Thu Hiền1, Trần Thị Hồng Nguyên2, Đặng Thị Kiều Nga2, Nguyễn Thị Hải Yến2,
1 Bệnh viện Nguyễn Trãi, TPHCM
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu thực hiện phân tích tình hình sử dụng thuốc của người bệnh cao tuổi mất ngủ và không mất ngủ tại bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2022 và đề xuất những tác động phù hợp trong chiến lược điều trị với người bệnh cao tuổi mất ngủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang dữ liệu bệnh án điện tử của người bệnh điều trị ngoại trú năm 2022. Từ đó, tiến hành phân tích và đánh giá các chỉ số sử dụng thuốc trên 02 nhóm người bệnh cao tuổi (>=60 tuổi) mất ngủ và không mất ngủ. Kết quả: Nhóm người bệnh cao tuổi mất ngủ (n = 2.923) và người bệnh cao tuổi không mất ngủ (n = 23.102) không có sự khác biệt về chi phí cho thuốc trung bình mỗi đơn dao động từ 245.846 VND – 257.753 VND (p = 0,319). Các chỉ số về số thuốc trong một đơn; tỷ lệ phần trăm và tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh/vitamin của nhóm MN cao hơn so với nhóm KMN. Ngoài ra, việc phân tích chỉ số đo lường lượng tiêu thụ thuốc dựa trên  cho thấy sự tương đồng về cơ cấu và mức độ thuốc tiêu thụ thuốc giữa hai nhóm người bệnh. Kết luận: Nghiên cứu là một tiền đề nhằm phát triển các nghiên cứu về việc phân tích các yếu tố liên quan đến bệnh mất ngủ và hỗ trợ phát triển các chiến lược điều trị hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cybulski M, Cybulski L, Krajewska-Kulak E, Orzechowska M, Cwalina U, Kowalczuk K. Sleep disorders among educationally active elderly people in Bialystok, Poland: A cross-sectional study. BMC geriatrics. 2019;19:1-8.
2. Chen Y-S. Association between chronic insomnia and depression in elderly adults. Journal of the Chinese Medical Association. 2012;75(5):195-6.
3. Phillips DR. Ageing in the Asia-Pacific region: Issues, policies and contexts. Ageing in the Asia-Pacific Region: Routledge; 2002. p. 19-52.
4. Nguyen TTH. Prevalence of sleep disorder in older inpatients at National Geriatric Hospital 2019/Nguyen Thi Thu Hoai. 2020.
5. Hamza SA, Saber HG, Hassan NA. Relationship between Sleep Disturbance and Polypharmacy among Hospitailzed Elderly. European Journal Of Geriatrics And Gerontology.
6. Forthun I, Eliassen KER, Emberland KE, Bjorvatn B. The association between self-reported sleep problems, infection, and antibiotic use in patients in general practice. Frontiers in Psychiatry. 2023;14:188.
7. Sanchez C, Hale L, Branas C, Gallagher R, Killgore W, Gehrels J, et al. Relationships between Dietary Supplement Intake and Sleep Duration, Insomnia, and Fatigue. Sleep. 2018;41:A72.
8. Mookerjee N, Schmalbach N, Antinori G, Thampi S, Windle-Puente D, Gilligan A, et al. Comorbidities and Risk Factors Associated With Insomnia in the Elderly Population. Journal of Primary Care Community Health 2023; 14:21501319231168721.
9. Kay-Stacey M, Attarian H. Advances in the management of chronic insomnia. BMJ global health. 2016;354.
10. Patel D, Steinberg J, Patel P. Insomnia in the elderly: a review. Journal of Clinical Sleep Medicine. 2018;14(6):1017-24.