CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN DO TỤ CẦU KHÁNG METHICILLIN

Dương Thị Thanh Vân1,2,, Trương Quang Bình1, Lê Thượng Vũ1, Đặng Vũ Thông3, Lâm Quốc Dũng3, Trương Thiên Phú3, Lê Phương Mai3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ dẫn đến thất bại điều trị viêm phổi bệnh viện (VPBV) do tụ cầu kháng methicillin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu ở 207 bệnh nhân VPBV có nguy cơ nhiễm tụ cầu kháng methicillin được điều trị tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2023. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận được 92 bệnh nhân được chẩn đoán xác định VPBV do tụ cầu kháng methicillin, trong đó, có 54 (58,7%) điều trị thành công, 38 (41,3%) điều trị thất bại. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm điều trị thất bại và điều trị thành công trong các yếu tố sau: tuổi trung bình (64,3 ± 12,4 so với 58,3 ± 18,3), VPBV mức độ nặng (94,7% so với 74,1%), suy hô hấp (94,7% so với 72,2%), nhiễm trùng huyết (86,8% so với 33,3%), sốc nhiễm khuẩn (76,3% so với 14,8%), thở máy (97,4% so với 25,9%), lọc thận (50% so với 13%); với p < 0,05. Kết luận: VPBV do tụ cầu kháng methicillin có liên quan đến tỷ lệ thất bại điều trị cao, cần phải đánh giá các yếu tố nguy cơ dẫn đến thất bại điều trị để chủ động điều trị và tiên lượng bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2012.
2. Aston J L, Dortch MJ, Dossett LA, Creech CB, May AK. Risk Factors for Treatment Failure in Patients Receiving Vancomycin for Hospital-Acquired Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus Pneumonia. Surgical Infection. 2010; 11(1): 21–28. doi:10.1089/sur.2008.100.
3. Jeffres MN, Isakow W, Doherty JA, et al. Predictors of mortality for methicillin-resistant Staphylococcus aureus health-careassociated pneumonia: Specific evaluation of vancomycin pharmacokinetic indices. Chest. 2006;130:947–955.
4. Kalil CA, Metersky M, Klompas M, Muscedere J. Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-associated Pneumonia: Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical Infectious Diseases.2016; 63:e61. doi:10.1093/cid/ciw353.
5. Meyer E, Schwab F, Gastmeier P. Nosocomial methicillin resistant Staphylococcus aureus pneumonia - epidemiology and trends based on data of a network of 586 German ICUs (2005-2009). Eur J Med Res. 2010; 15(12):514-24. doi: 10.1186/2047-783x-15-12-514.
6. Sakamoto Y, Yamauchi Y, Jo T, et al. In-hospital mortality associated with community-acquired pneumonia due to methicillin-resistant Staphylococcus aureus: a matched-pair cohort study. BMC Pulm Med. 2021; 21: 345. https://doi.org/10.1186/s12890-021-01713-1
7. Shorr AF, Combes A, Kollef MH, Chastre J. Methicillinresistant Staphylococcus aureus prolongs intensive care unit stay in ventilator-associated pneumonia, despite initially appropriate antibiotic therapy. Crit Care Med. 2006;34:700– 706.
8. Yang CC, Sy CL, Huang YC, Shie SS, Shu JC, Hsieh PH, Hsiao CH, Chen CJ. Risk factors of treatment failure and 30-day mortality in patients with bacteremia due to MRSA with reduced vancomycin susceptibility. Sci Rep. 2018; 8(1):7868. doi: 10.1038/s41598-018-26277-9.