ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HO KÉO DÀI SAU COVID-19 CẤP

Võ Phạm Minh Thư1,, Nguyễn Trọng Khang1, Phan Việt Hưng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ho kéo dài sau COVID-19 cấp là một trong các triệu chứng hô hấp phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý của người bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm của người bệnh và đánh giá kết quả điều trị ho kéo dài sau COVID-19 cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành ở 203 bệnh nhân ≥ 16 tuổi có tình trạng ho kéo dài trên 4 tuần và tiền sử nhiễm COVID-19 trước đó. Bệnh nhân được ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau hai tuần điều trị tại Đơn vị Hô hấp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Về đặc điểm lâm sàng người  bệnh, tuổi trung bình 38,39 ± 15,72, hút thuốc lá chiếm 5,91%, bệnh nền thường gặp là tăng huyết áp (26,60%), có triệu chứng ho trong giai đoạn cấp là 76,85%, thời gian âm tính hóa của xét nghiệm COVID-19 trung bình là 7,88 ± 3,445 ngày. Tính chất trong ho kéo dài sau COVID-19 cấp là ho khan chiếm 62,07%, ho trên 8 tuần chiếm 55,17%, triệu chứng kèm theo thường gặp là mệt mỏi (58,62%). Về đặc điểm cận lâm sàng, đa số người bệnh có các cận lâm sàng trong giới hạn bình thường, chưa ghi nhận có mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh X-quang ngực, các chỉ số bạch cầu, tỷ số NLR, PLR, LMR và chức năng thông khí phổi với thời gian ho. Điểm nổi bật có đến 20,77% người bệnh có eosinophile > 0,4 G/L và 19,44% người bệnh có nghiệm pháp hồi phục phế quản dương tính (tỷ lệ dương tính mạnh chiếm đến 16,66%). Có 85,21% người bệnh đáp ứng điều trị, cải thiện mức độ ho theo thang điểm VAS (p < 0,01). Kết luận: Ho kéo dài sau COVID-19 cấp thường gặp ở người trẻ, ít bệnh lý đồng mắc, có đặc điểm tăng bạch cầu ái toan và nghiệm pháp hồi phục phế quản dương tính. Đa số bệnh nhân đáp ứng với điều trị được đánh giá mức độ ho qua thang điểm VAS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Đắc Trung và các cộng sự. (2023), "Kết quả xét nghiệm âm tính hóa COVID-19 và yếu tố liên quan tới kết quả âm hóa sớm ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa tại bệnh viện COVID-19 số 1 Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam. 525(1B).
2. Cenko, E. và các cộng sự. (2021), "Cardiovascular disease and COVID-19: a consensus paper from the ESC Working Group on Coronary Pathophysiology & Microcirculation, ESC Working Group on Thrombosis and the Association for Acute CardioVascular Care (ACVC), in collaboration with the European Heart Rhythm Association (EHRA)", Cardiovasc Res. 117(14), tr. 2705-2729.
3. Guan, Wei-jie và các cộng sự. (2020), "Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China". 382(18), tr. 1708-1720.
4. Hernández-Aceituno, A., García-Hernández, A. và Larumbe-Zabala, E. (2023), "COVID-19 long-term sequelae: Omicron versus Alpha and Delta variants", Infect Dis Now. 53(5), tr. 104688.
5. Irwin, R. S. và các cộng sự. (2018), "Classification of Cough as a Symptom in Adults and Management Algorithms: CHEST Guideline and Expert Panel Report", Chest. 153(1), tr. 196-209.
6. Kang, Y. R. và các cộng sự. (2023), "Clinical Characteristics of Post-COVID-19 Persistent Cough in the Omicron Era", Allergy Asthma Immunol Res. 15(3), tr. 395-405.
7. Luo, H. và các cộng sự. (2019), "Normal Reference Intervals of Neutrophil-To-Lymphocyte Ratio, Platelet-To-Lymphocyte Ratio, Lymphocyte-To-Monocyte Ratio, and Systemic Immune Inflammation Index in Healthy Adults: a Large Multi-Center Study from Western China", Clin Lab. 65(3).
8. Martin Nguyen, Allison và các cộng sự. (2021), "Validation of a visual analog scale for assessing cough severity in patients with chronic cough". 15, tr. 17534666211049743.
9. Moreno-Pérez, O. và các cộng sự. (2021), "Post-acute COVID-19 syndrome. Incidence and risk factors: A Mediterranean cohort study", J Infect. 82(3), tr. 378-383.
10. Song, Dae và các cộng sự. (2018), "KAAACI Evidence-Based Clinical Practice Guidelines for Chronic Cough in Adults and Children in Korea", Allergy, Asthma & Immunology Research. 10, tr. 591.