NGHIÊN CỨU VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG ĐẦU Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả các nguyên nhân gây chấn thương đầu ở trẻ em nhập viện và các đặc điểm có liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên các trẻ em dưới 15 tuổi nhập viện vì chấn thương đầu đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu từ từ 1/7/2015 đến 31/6/2016. Các thông tin liên quan đến các biến cần thu thập sẽ được ghi nhận vào phiếu thu thập dữ liệu. Các số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Epidata 3.1. Kết quả: Có 341 trường hợp đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được thu nhận. Tỷ lệ chấn thương đầu ở trẻ nam là 58,7%, và nữ là 41,3%. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, 5 – 9 tuổi và 10 – 15 tuổi lần lượt là 58,4%, 27,5% và 14,1%. Nguyên nhân gây ra chấn thương đầu ở trẻ em là té ngã (58,7%), tai nạn giao thông (41,3%), và bạo hành (6,2%). Nguyên nhân có khác biệt ở các nhóm tuổi khác nhau. Kết luận: Cần quan tâm đến các nguyên nhân gây chấn thương đầu ở trẻ em để có các biện pháp hiệu quả hướng đến giảm thiểu nguy cơ dẫn đến chấn thương đầu ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chấn thương đầu, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Hồ Trí Hùng (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm của chấn thương sọ não trẻ em, Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Huy Luân (2010), Đánh giá áp dụng phân loại của Schutzman trong chỉ định chụp CT scan sọ não ở trẻ bị chấn thương đầu có điểm hôn mê của Glasgow từ 13-15 điểm, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. K. S. Quayle, E. C. Powell, P. Mahajan, et al (2014), "Epidemiology of blunt head trauma in children in U.S. emergency departments", N Engl J Med, 371 (20), pp. 1945-7.
5. S. L. Chong, S. Y. Chew, J. X. Feng, et al (2016) "A prospective surveillance of paediatric head injuries in Singapore: a dual-centre study", BMJ Open, 6 (2), e010618.
6. M. O. Nnadi, O. B. Bankole, B. G. Fente (2014) "Epidemiology and treatment outcome of head injury in children: A prospective study", J Pediatr Neurosci, 9 (3), pp. 237-41.