BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG BỎNG TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát biến chứng nhiễm trùng bỏng trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu, theo dõi dọc 383 trẻ em bỏng được điều trị tại khoa Bỏng - Tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/02/2021 đến 15/08/2022. Kết quả: Tỷ lệ biến chứng là 21,9% nhiễm trùng. Trong đó có 8,6% nhiễm trùng vết bỏng, 6,8% nhiễm trùng huyết, 2,3% viêm phổi, 1,6% nhiễm trùng tiêu hóa, 0,8% sốc nhiễm trùng, 0,5% viêm mô tế bào, 0,5% nhiễm trùng catheter, 0,5% nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Trong 8,6% nhiễm trùng vết bỏng, có kết quả vi sinh dương tính là 100%, trong đó Acinetobacter spp 21,2%, Staphylococus spp 18,2%, Pseudomonas aeruginosa 0,1%. Trong 6,8% nhiễm trùng huyết, tỷ lệ cấy máu dương tính là 38,5% và 60% tác nhân gây nhiễm trùng huyết có cấy máu dương tính là Staphylococus coagulase negative. Trong đó có 1 đối tượng nghiên cứu nhiễm nấm huyết cấy máu có Candida albicans. Tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng tăng khi diện tích tăng và độ sâu bỏng tăng. Kết luận: Nhiễm trùng vết bỏng là biến chứng xảy ra nhiều hơn các biến chứng nhiễm trùng khác ở trẻ bỏng và biến chứng nhiễm trùng trong bỏng trẻ em tăng khi diện tích bỏng tăng và độ sâu bỏng tăng. Tác nhân gây nhiễm trùng là Acinetobacter spp, Staphylococus spp, Streptococus spp, Enterococcus spp, Enterobacter cloacea, Escherichia coli, Candida albicans.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bỏng trẻ em, biến chứng nhiễm trùng bỏng trẻ em.
Tài liệu tham khảo
2. van Duin D, Strassle PD, DiBiase LM, et al. Timeline of health care–associated infections and pathogens after burn injuries. American journal of infection control. 2016;44(12):pp. 1511-1516.
3. Guillory AN, Porter C, Suman OE, Zapata-Sirvent RL, Finnerty CC, Herndon DN. Modulation of the hypermetabolic response after burn injury. Total burn care. Elsevier Health Sciences; 2018:pp. 301-306. vol. 2.
4. Devrim İ, Kara A, Düzgöl M, et al. Burn-associated bloodstream infections in pediatric burn patients: time distribution of etiologic agents. Burns. 2017;43(1):pp. 144-148.
5. Güldoğan CE, Kendirci M, Tikici D, Gündoğdu E, Yastı AÇ. Clinical infection in burn patients and its consequences. Original Article. 2017;23(6):pp. 466-471.
6. Gülhan B, Kanık Yüksek S, Hayran M, et al. Infections in pediatric burn patients: An analysis of one hundred eighty-one patients. Surgical infections. 2020;21(4):pp. 357-362.