VAI TRÒ CỦA KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU TUYẾN TIỀN LIỆT TỶ TRỌNG ĐIỀU CHỈNH THEO THỂ TÍCH VÙNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÙNG CHUYỂN TIẾP TUYẾN TIỀN LIỆT

Hoàng Đình Âu1,, Trương Thị Thanh1
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá vai trò của kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt tỷ trọng (PSAd) được điều chỉnh theo thể tích vùng chuyển tiếp (VTZ) trong chẩn đoán ung thư vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 60 bệnh nhân nghi ngờ UTTTL, có xét nghiệm PSA, có nhân tổn thương vùng chuyển tiếp trên cộng hưởng từ (CHT) TTL, được sinh thiết TTL dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng tại Bệnh viện Đại Học Y Hà nội từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2022. Thể tích toàn bộ TTL và thể tích vùng chuyển tiếp (TZ) được đo trên CHT. So sánh giá trị của PSA toàn phần (PSAt), PSA tỷ trọng (PSAd) và PSA tỷ trọng vùng chuyển tiếp (PSAdTZ) giữa nhóm UT vùng chuyển tiếp và không UT, lập đường cong ROC và so sánh giá trị chẩn đoán của các tham số này. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 65.8±8. Thể tích toàn bộ TTL (Vt) là 57.9±42.1 cm3. Thể tích vùng chuyển tiếp TTL (VTZ) là 38.1±34.6 cm3. Giá trị của PSAt là 29.8±25.8 ng/ml, của PSAd là 0.68±0.61 ng/ml2, của PSAdTZ là 1.4±1.5 ng/ml2. Có 27 bệnh nhân ung thư (UT) và 33 bệnh nhân không UT. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm UT với nhóm không UT về Vt (p=0.01), VTZ (p=0.001), PSAt (p=0.04), PSAd (p=0.005) và PSAdTZ (p=0.003). Giá trị chẩn đoán UT vùng chuyển tiếp của Vt, VTZ, PSAt, PSAd và PSAdTZ lần lượt là 0.71; 0.77; 0.67; 0.74 và 0.77. Với giá trị cut off của PSAdTZ là 0.74 ng/ml2, độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán UT vùng chuyển tiếp TTL lần lượt là 74% và 70%. Kết luận: PSAdTZ có giá trị hơn PSAt cũng như PSAd trong chẩn đoán UT vùng chuyển tiếp TTL. Cần sử dụng PSAdTZ thay thế PSAt hoặc PSAd để sàng lọc UT TTL nhằm hạn chế các trường hợp dương tính giả

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Etzioni R, Tsodikov A, Mariotto A, Szabo A, Falcon S, Wegelin J, et al. Quantifying the role of PSA screening in the US prostate cancer mortality decline. Cancer Causes Control. 2008;19:175–181.
2. Nadler RB, Humphrey PA, Smith DS, Catalona WJ, Ratliff TL. Effect of inflammation and benign prostatic hyperplasia on elevated serum prostate specific antigen levels. J Urol. 1995;154(2 Pt 1):407–413.
3. Benson MC, Whang IS, Pantuck A, Ring K, Kaplan SA, Olsson CA, et al. Prostate specific antigen density: a means of distinguishing benign prostatic hypertrophy and prostate cancer. J Urol. 1992;147(3 Pt 2):815–816.
4. Rosenkrantz AB, Kim S, Campbell N, Gaing B, Deng F-M, Taneja SS. Transition zone prostate cancer: revisiting the role of multiparametric MRI at 3 T. American Journal of Roentgenology. 2015;204(3):W266-W272.
5. Kalish J, Cooner WH, Graham SD., Jr Serum PSA adjusted for volume of transition zone (PSAT) is more accurate than PSA adjusted for total gland volume (PSAD) in detecting adenocarcinoma of the prostate. Urology. 1994;43:601–606.
6. Kang SH, Bae JH, Park HS, Yoon DK, Moon DG, Kim JJ, et al. Prostate-specific antigen adjusted for the transition zone volume as a second screening test: a prospective study of 248 cases. Int J Urol. 2006;13:910–914.
7. Catalona WJ, Southwick PC, Slawin KM, Partin AW, Brawer MK, Flanigan RC, et al. Comparison of percent free PSA, PSA density, and age-specific PSA cutoffs for prostate cancer detection and staging. Urology. 2000;56:255–260.
8. Catalona WJ, Smith DS, Wolfert RL, Wang TJ, Rittenhouse HG, Ratliff TL, et al. Evaluation of percentage of free serum prostate-specific antigen to improve specificity of prostate cancer screening. JAMA. 1995;274:1214–1220.
9. Catalona WJ, Beiser JA, Smith DS. Serum free prostate specific antigen and prostate specific antigen density measurements for predicting cancer in men with prior negative prostatic biopsies. J Urol. 1997;158:2162–2167.
10. Brawer MK, Aramburu EA, Chen GL, Preston SD, Ellis WJ. The inability of prostate specific antigen index to enhance the predictive the value of prostate specific antigen in the diagnosis of prostatic carcinoma. J Urol. 1993;150(2 Pt 1):369–373.