NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHỬ KHUẨN NANO BẠC TRÊN BỀ MẶT ĐỒ CHƠI CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO QUẬN NINH KIỀU NĂM 2022-2023

Qúach Bùi Hồng Minh1,, Dương Phúc Lam2
1 Viện Đào tạo nghề YHCT Hoà Minh
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dung dịch Nano bạc là một chất diệt khuẩn được đánh giá cao, không đọc hại. Mục tiêu: Mô tả hiện trạng vi khuẩn có trên bề mặt đồ chơi và đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của Nano bạc và dung dịch Chloramin B. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên 90 mẫu đồ chơi tại 10 trường mầm non tại quận Ninh Kiều. Kết quả: Tỷ lệ các loại vi khuẩn tồn tại trên đồ chơi: Vi khuẩn hiếu khí có nhiều hơn 1 CFU/ml là76,7%; nấm có nhiều hơn 1 CFU/m là 56,7%, Staphylococcus aureu là 13,3%; Candida là 26,7%. Hiệu quả diệt khuẩn của Chloramin B: Vi khuẩn hiếu khí có nhiều hơn 1 CFU/ml là 10%; nấm có nhiều hơn 1 CFU/ml là 6,7%; không có sự hiện diện của Staphylococccus, Candida là 3,3%. Hiệu quả diệt khuẩn của Nano bạc 75ppm: vi khuẩn hiếu khí có nhiều hơn 1 CFU/ml là 6,7%, Staphylococccus là 3,3%; không có sự xuất hiện của nấm và Candida. Kết luận: Bước đầu cho thấy hiệu quả của Nano bạc vượt trội hơn Choramin B. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để lựa chọn được dung dịch khử khuẩn trong môi trường trường học an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Đình Bình, Trần Thanh Loan, và cộng sự (2021), “Kết quả bước đầu nghiên cứu nồng độ nano bạc có thể ứng dụng trong công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện",tạp chí Y- Dược Trường Đại học Y Dược Huế, Tr 26-31.
2. Julia Fabrega, Shona R. Fawcett, Joanna C. Renshaw, Jamie R. (2009), "Silver Nanoparticle Impact on Bacterial Growth: Effect of pH, Concentration, and Organic Matter", Environ Sci Technol 43 (19), pp. 7285–7290. DOI: https://doi.org/10.1021/es803259g.
3. Naidu K, Govender P, Adam J (2020), "Biomedical applications and toxicity of nanosilver: a review", Medical Technology SA, 29 NO.2 pp. 13-19.
4. Võ Thị Quý Vĩnh, Lê Quốc Chơn, Quy Vinh Vo, Quoc Chon Le (2019), "Nghiên cứu tổng quan về nano bạc:Từ tổng hợp đến ứng dụng", Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Duy Tân, 01 (32), tr. 30-39.
5. Thị Lương, Uyên Tú, Xuan Hoan Nguyen, Quảng Nguyễn, et al (2019), "Hiệu quả kháng vi sinh vật trên bề mặt sàn các bệnh viện tỉnh quảng nam của dung dịch nano bạc tinh dầu sả tóm tắt", tr. 50-57.
6. Santos A, Ramalho P S F, Viana A T, Lopes A R, et al (2021), "Feasibility of using magnetic nanoparticles in water disinfection", J Environ Manage, 288 pp. 112410. Doi: 10.1016/j.jenvman.2021.112410.
7. Lê Văn Dung, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Tiến Thắng (2020), "Tổng hợp nano bạc ứng dụng diệt vi khuẩn bằng phương pháp khử quang hoá", Tạp chí y - dược quân sự (4), tr. 24-27.
8. El-Sheekh M M, El-Kassas H Y (2016), "Algal production of nano-silver and gold: Their antimicrobial and cytotoxic activities: A review", J Genet Eng Biotechnol, 14 (2), pp. 299-310. Doi: https://doi.org/10.1016/j.jgeb.2016.09.008.