THỰC TRẠNG SÂU CHÂN RĂNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2020 - 2021

Lan Hương Hà 1,, Cao Bính Trần 2
1 Bệnh viện E Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW HN; Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sâu chân răng ở người cao tuổi tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội năm 2020 - 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 192 bệnh nhân người cao tuổi đến khám tại Khoa Điều trị răng miệng người cao tuổi. Tiêu chuẩn lựa chọn là những bệnh nhân trên 60 tuổi đến khám tại khoa và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ là những bệnh nhân mắc bệnh toàn thân và tại chỗ cấp tính, mất răng toàn bộ và không đủ khả năng trả lời phỏng vấn. Kết quả: có 192 bệnh nhân người cao tuổi (87 nam, 105 nữ) đã được khám và đánh giá tình trạng sâu chân răng. Số bệnh nhân có ít nhất một tổn thương sâu chân răng là 51 (26,6%), trong đó có số bệnh nhân nam là 21(41,2%), số bệnh nhân nữ là 30 ( 58,8%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,155 > 0,05). Tỉ lệ răng tụt lợi là 75%. Chỉ số RCI là 1,3 trong đó nhìn chung chỉ số RCI của các răng thuộc cung răng hàm dưới cao hơn các răng thuộc cung răng hàm trên. Tổn thương sâu chân răng hay gặp nhất ở nhóm răng cửa và răng hàm lớn hàm dưới. Về sự phân bố tổn thương sâu chân theo các mặt cho thấy hay gặp nhất ở mặt bên và ít gặp nhất ở mặt trong chân răng. Kết luận: Tỉ lệ sâu chân răng trên bệnh nhân người cao tuổi ở mức trung bình, trong đó tỉ lệ sâu chân răng ở bệnh nhân nữ cao hơn ở bệnh nhân nam. Thực trạng mất răng, sâu chân răng, tụt lợi của các vị trí răng tương đối cân xứng qua đường giữa. Nhóm răng cửa và răng hàm lớn hàm dưới là những răng hay gặp tổn thương sâu chân răng nhất. Nhóm răng hàm nhỏ và răng hàm lớn thứ 3 là những răng hiếm gặp tình trạng sâu chân răng. Mặt bên chân răng là bề mặt xuất hiện tổn thương sâu chân răng nhiều nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, and Trần Cao Bính điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 2019, Nhà xuất bản Y Học.
2. Bharateesh J.V. and Kokila G. (2014). Association of Root Caries with Oral Habits in Older Individuals Attending a Rural Health Centre of a Dental Hospital in India. J Clin Diagn Res JCDR, 8(11), ZC80–ZC82.
3. Du M., Jiang H., Tai B., et al. (2009). Root caries patterns and risk factors of middle-aged and elderly people in China. Community Dent Oral Epidemiol, 37(3), 260–266
4. Imazato S., Ikebe K., Nokubi T., et al. (2006). Prevalence of root caries in a selected population of older adults in Japan. J Oral Rehabil, 33(2), 137–143.
5. Pentapati K.C., Siddiq H., and Yeturu S.K. (2019). Global and regional estimates of the prevalence of root caries - Systematic review and meta-analysis. Saudi Dent J, 31(1), 3–15.
6. Silva M., Hopcraft M., and Morgan M. (2014). Dental caries in Victorian nursing homes. Aust Dent J, 59(3), 321–328
7. Watanabe M.G.C. (2003). Root caries prevalence in a group of Brazilian adult dental patients. Braz Dent J, 14(3), 153–156.
8. Zhang J., Leung K.C.M., Chu C.H., et al. (2020). Risk indicators for root caries in older adults using long-term social care facilities in Hong Kong. Community Dent Oral Epidemiol, 48(1), 14–20.