ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP VẬN ĐỘNG CƯỠNG BỨC BÊN LIỆT VÀ TRỊ LIỆU PHỐI HỢP HAI TAY TRÊN TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG

Đỗ Thị Phương Thảo1,, Nguyễn Hoài Nam1, Nguyễn Thị Hương Giang2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp vận động cưỡng bức bên liệt và trị liệu phối hợp hai tay trên trẻ bại não thể co cứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị trên 20 trẻ bại não thể co cứng được trị liệu vận động cưỡng bức bên liệt và phối hợp hai tay. Kết quả: 20 trẻ bại não phần lớn được phân loại MACS và Mini-MACS tại mức độ II, III có điểm trung bình Chất lượng các kỹ năng chi trên (QUEST) tăng 9,09 điểm sau 4 tuần và tăng 14,73 điểm sau 8 tuần. Điểm Nhật ký hoạt động vận động nhi khoa (PMAL) mức độ thường xuyên sử dụng tay bên liệt tăng 0,69 điểm sau 4 tuần và tăng 1,11 điểm sau 8 tuần, mức độ hoàn thành tốt cũng tăng 0,60 điểm sau 4 tuần và tăng 0,99 điểm sau 8 tuần. Nghiệm pháp lượng giá hộp và khối (Box and Block test- BBT) cũng tăng khả năng di chuyển 2,4 khối sau 4 tuần và tăng 3,55 khối sau 8 tuần. Sự khác biệt các kết quả trên có ý nghĩa thống kê p<0,01. Kết luận: Kết hợp cả 2 phương pháp trị liệu vận động cưỡng bức bên liệt và phối hợp hai tay giúp trẻ bại não thể co cứng cải thiện tốt chức năng bàn tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rosenbaum, P.; Paneth, N.; Leviton, A.; Goldstein, M.; Bax, M.; Damiano, D.; Dan, B.; Jacobsson, B. A Report: The Definition and Classification of Cerebral Palsy April 2006. Dev Med Child Neurol Suppl 2007, 109, 8–14.
2. Oskoui, M.; Coutinho, F.; Dykeman, J.; Jetté, N.; Pringsheim, T. An Update on the Prevalence of Cerebral Palsy: A Systematic Review and Meta-Analysis. Dev Med Child Neurol 2013, 55 (6), 509–519. https://doi.org/10.1111/dmcn.12080.
3. DeLuca, S.; Echols, K.; Ramey, S. L. ACQUIREc Therapy: A Training Manual for Effective Application of Pediatric Constraint-Induced Movement Therapy; Mindnurture, 2007.
4. Gelkop, N.; Burshtein, D. G.; Lahav, A.; Brezner, A.; AL-Oraibi, S.; Ferre, C. L.; Gordon, A. M. Efficacy of Constraint-Induced Movement Therapy and Bimanual Training in Children with Hemiplegic Cerebral Palsy in an Educational Setting. Physical & Occupational Therapy In Pediatrics 2015, 35 (1), 24–39. https://doi.org/10.3109/01942638.2014.925027.
5. Hoàng Thị Liên. Đánh giá hiệu quả chương trình P-CIMT cho trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Thesis, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI, 2020. http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3166 (accessed 2023-07-28).
6. Taub, E.; Ramey, S. L.; DeLuca, S.; Echols, K. Efficacy of Constraint-Induced Movement Therapy for Children with Cerebral Palsy with Asymmetric Motor Impairment. Pediatrics 2004, 113 (2), 305–312. https://doi.org/10.1542/peds.113.2.305.
7. Sung, I.-Y.; Ryu, J.-S.; Pyun, S.-B.; Yoo, S.-D.; Song, W.-H.; Park, M.-J. Efficacy of Forced-Use Therapy in Hemiplegic Cerebral Palsy. Arch Phys Med Rehabil 2005, 86 (11), 2195–2198. https://doi.org/10.1016/j.apmr.2005.05.007.