ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG DỊ ỨNG THỰC NGHIỆM CỦA VIÊN NANG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ECZEMA

Mạnh Tuyển Nguyễn 1,, Thái Hà Văn Phạm 1
1 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống dị ứng của viên nang hỗ trợ điều trị eczema trên chuột cống trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Viên nang hỗ trợ điều trị eczema được đánh giá tác dụng chống dị ứng trên mô hình động vật gây dị ứng thực nghiệm bằng compound 48/80. Đánh giá hiệu qủa thông qua kiểm định sự khác biệt về chỉ số trung bình số lần gãi và gia tăng độ dày bàn chân của động vật thí nghiệm. Kết quả: Ở cả 2 mức liều 0,6g/kgTT (tương đương lâm sàng) và 1,8g/kgTT (gấp 3 lần liều tương đương lâm sàng), viên nang hỗ trợ điều trị eczema đều có tác dụng làm giảm số lần gãi của chuột và ức chế sự gia tăng chiều dày bàn chân chuột tại các thời điểm đánh giá có ý nghĩa thống kê (p<0,05).  Kết luận: Viên nang hỗ trợ điều trị eczema có tác dụng chống dị ứng trên mô hình thực nghiệm ở chuột cống trắng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Minh, Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Mạnh Tuyển, Phạm Thị Vân Anh (2015), “Đánh giá độc tính cấp của cao thuốc EZ trên thực nghiệm”, Tạp chí Y dược cổ truyền Việt Nam, 2, tr. 47-52.
2. Nguyễn Mạnh Tuyển và cs (2016), “Đánh giá tác dụng chống sốc phản vệ và chống ngứa của cao đặc EZ trên thực nghiệm”, Tạp chí dược học, 485, tr. 59-62.
3. Nguyễn Mạnh Tuyển và cs (2017) “Đánh giá tác dụng chống viêm dị ứng, và làm bền tế bào mast của cao đặc EZ trên thực nghiệm”, Tạp chí Y học Việt Nam, 445, tr 200-203.
4. Nguyễn Mạnh Tuyển, Hà Vân Oanh, Phạm Thái Hà Văn, “Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang hỗ trợ điều trị eczema”, Tạp chí Y học Việt Nam, 481 (1), tr. 51-56.
5. Lu H. (2015), “Study on the isolation of active constituents in Lonicera japonica and the mechanism of their anti-upper respiratory tract infection action in children”, African health

sciences, 15 (4), pp. 1295-1301.
6. Peng W., Ming Q., Han P., (2014), “Anti-allergic rhinitis effect of caffeoxyl xanthiazonosid isolated from fruits of Xanthiumstrumarium L. in rodent animals”, Phytomedicine journal, 21 (6), pp. 824-829.
7. Shiraishi M., Miyamoto A. (2016) “Antagonistic Effects of Gingko biloba and Sophora japonica on Cerebral Vasoconstriction in Response to Histamine, 5-Hydroxytryptamine, U46619 and Bradykinin”, The American journal of Chinese, 44 (8), pp. 1607-1625.