ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẢI THIỆN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA MÔ HÌNH NHÓM SỞ THÍCH TRỒNG CÂY THUỐC NAM TẠI 2 HUYỆN VĂN YÊN VÀ YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

Bùi Hoàng Linh1, Bùi Thị Ngọc Anh1, Lê Thị Minh Phương1,, Lương Thị Thu Huyền2, Trịnh Thị Hạnh3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh
3 Viện Y học Cổ truyền Quân Đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đảm bảo chất lượng dược liệu là yêu cầu cấp thiết để phát triển dược liệu bền vững và là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mô hình Nhóm sở thích trồng cây thuốc nam nằm trong các hoạt động nâng cao chất lượng cây thuốc của tỉnh Yên Bái. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả thay đổi kiến thức và thực hành đảm bảo chất lượng trong trồng và thu hái cây thuốc của người dân tham gia Nhóm sở thích trồng cây thuốc nam tại 2 huyện Văn Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Thiết kế: nghiên cứu can thiệp dài 3 năm trên 62 người dân tham gia mô hình, có trồng hoặc khai thác cây thuốc, tham gia các chương trình tập huấn, sinh hoạt nhóm thảo luận về đảm bảo chất lượng dược liệu. Kết quả: 100% đối tượng sau can thiệp biết đến khái niệm đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng; mức độ kiến thức kém giảm từ 79% xuống 19,4%, mức độ tốt tăng từ 9,7% lên 38,7%; tỉ lệ đối tượng thực hành đảm bảo chất lượng trong trồng cây thuốc tăng từ 24,2% lên 50%, trong thu hái cây thuốc tăng từ 14,5% lên 40,3%; tỉ lệ thực hiện tiêu chuẩn VietGAP tăng từ 16,1% lên 19,4%, GACP-WHO từ 6,5% lên 14,5%; tỉ lệ thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi trường đều thay đổi tích cực so với trước can thiệp (p<0,05). Kết luận: mô hình Nhóm sở thích trồng cây thuốc nam có sự cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu về kiến thức và thực hành đảm bảo chất lượng trong trồng và thu hái cây thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Indrayanto G. Recent Development of Quality Control Methods for Herbal Derived Drug Preparations. Nat Prod Commun. 2018; 13(12): 1599-1606.
2. Balekundri A, Mannur V. Quality control of the traditional herbs and herbal products: a review. Future J Pharm Sci. 2020;6(1):67.
3. Saha S, Mandal A, Dutta A. Good Agricultural Practices. In: Natural Products and Drug Discovery. Elsevier; 2018:607-631.
4. Thủ tướng chính phủ. Quyết định số: 1976/QĐ-TTg, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây thuốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.; 2013.
5. Presilla M. The Development of Organic farming in Viet Nam. J Kaji Wil. 2018;9(1):14.
6. Bộ Y tế. Thông tư số: 19/2019/TT-BYT, Quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên.; 2019.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiêu chuẩn số: TCVN 11041-2:2017, Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ. Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ; 2017.