CHUYỂN NGỮ THANG ĐO CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ BRIEFCOPE 28 CÂU, GIÁ TRỊ NỘI DUNG, TIN CẬY NỘI BỘ VÀ PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kim Xuân Loan1,, Võ Ý Lan1, Đỗ Thị Cảnh1, Đỗ Văn Dũng1, Phạm Xuân Dũng2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh Viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Lý do tiến hành: Thang đo Briefcope được sử dụng để đánh giá các chiến lược ứng phó đã được phiên dịch và đánh giá tính tin cậy và giá trị trên các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng thang đo này cũng như báo cáo giá trị nội dung và độ tin cậy trên nhóm bệnh nhân ung thư vú vẫn còn khá ít. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu này giúp thang đo được chuyển ngữ phù hợp trên đối tượng bệnh nhân cũng như xem xét các mối tương quan giữa các chiến lược ứng phó của bệnh nhân ung thư vú. Phương pháp: Nghiên cứu tiến hành ở hai giai đoạn chuyển ngữ đánh giá tính giá trị nội dung qua thẩm định chuyên môn và giai đoạn hai trên 235 bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu TPHCM. Kết quả: Kết quả từ chuyển ngữ và đánh giá tính giá trị nội dung cho thấy thang đo phù hợp để sử dụng trên đối tượng ung thư vú, hệ số Cronbach Alpha cho thấy tính tin cậy nội bộ cao của thang đo tổng 28 câu và 14 mục. Các chiến lược sử dụng ở bệnh nhân ung thư vú trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là các chiến lược ứng phó thích ứng tích cực. Một số chiến lược là tốt hơn những chiến lược khác tuy nhiên chiến lược được sử dụng bởi bệnh nhân này có thể không phù hợp khi áp dụng với bệnh nhân khác. Do vậy, việc giúp bệnh nhân nhận diện những cách ứng phó không thích hợp như từ bỏ, lắng nghe và hỗ trợ tìm giải pháp nhằm giúp họ tăng cường khả năng đối diện, chấp nhận bệnh tật từ đó giải quyết vấn đề tích cực hơn là hết sức quan trọng và cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

WHO (2020). Cancer Viet Nam 2020 country profile. https://www.who.int/publications/m/item/cancer-vnm-2020, truy cập ngày 10/05/2023.
2. CS C. You want to measure coping but your protocol's too long: consider the brief COPE. Int J Behav Med. 1997;4(1):92-100.
3. DG B. Sample size requirements for testing and estimating coefficient alpha. Educ Behav Stat. 2002;27(4):335 - 340.
4. EA E, WF A-E, HS A, O F, ME E. Coping Strategies in Egyptian Ladies with Breast Cancer. Breast cancer: basic and clinical research. Breast Cancer (Auckl). 2014;8:97-102.
5. J L, VA L. Coping strategies and predictors of general well‐being in women with breast cancer in the People's Republic of China. Nurs Health Sci. 2007;9(3):199-204.
6. Hack TF, Degner LF. Coping responses following breast cancer diagnosis predict psychological adjustment three years later. Psycho-Oncology. 2003;13(14):235-247.
7. Kneier A, Rosenbaum EH, Rosenbaum I, Behar D, Fobair P. Coping with cancer: Ten Steps toward Emotional Well-Being. In. Stanford Medicine Magazine2019:170-181.
8. Carver CS, Connor-Smith J. Personality and coping. Annu Rev Psychol. 2010;61:679-704.
9. R H, S S, H K-G, S G. Variability and stability of coping in women with breast cancer. Support Care Cancer. Support Care Cancer. 2012;20(10):2277-2285.
10. Adaptive and maladaptive coping strategies among patients with advanced cancer. Journal of Clinical Oncology.39(15).