ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ NGUY CƠ CỦA TỔN THƯƠNG TỲ ĐÈ Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NỘI VIỆN

Nguyễn Thanh Huân1,, Nguyễn Thị Đào1, Trần Minh Giao2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá tỷ lệ, các yếu tố liên quan và nguy cơ của tổn thương tỳ đè (TTTĐ) ở bệnh nhân cao tuổi nội viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 410 bệnh nhân ≥ 60 tuổi điều trị tại Khoa Lão, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 12/2022 đến 04/2023. Đối tượng nghiên cứu được ghi nhận tình trạng TTTĐ hiện mắc tại thời điểm nhập viện và TTTĐ mới mắc trong thời gian nằm viện. Các bệnh nhân không có TTTĐ tại thời điểm nhập viện được đánh giá nguy cơ TTTĐ bằng thang điểm Braden. Hồi quy logistic được dùng để tìm các yếu tố liên quan đến TTTĐ tại thời điểm nhập viện. Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc TTTĐ tại thời điểm nhập viện là 6,3% (26/410 bệnh nhân). Tỷ lệ mới mắc TTTĐ trong thời gian nằm viện là 3,4% (13/384 bệnh nhân). Hồi quy logistic đa biến ghi nhận bất động trước nhập viện là yếu tố liên quan đến TTTĐ tại thời điểm nhập viện (OR hiệu chỉnh: 51,9; khoảng tin cậy 95%: 9,67-279,1; P < 0,001). Tổng điểm Braden trung bình ở 384 bệnh nhân không có TTTĐ tại thời điểm nhập viện là 18,5 ± 3,3. Tỷ lệ TTTĐ mới mắc trong thời gian nằm viện tăng dần theo các mức nguy cơ của thang điểm Braden. Kết luận: Nghiên cứu này ghi nhận bệnh nhân cao tuổi nội viện có tỷ lệ TTTĐ hiện mắc và mới mắc lần lượt là 6,3% và 3,4%. Tình trạng bất động trước nhập viện có liên quan đến TTTĐ ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Thị Thu Hương, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2022). Thực trạng loét áp lực ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa trung ương. Tạp chí Y học cộng đồng; 63(3):71-77.
2. Jan Kottner, Janet Cuddigan, Keryln Carville, et al (2019). Prevention and treatment of pressure ulcers/injuries: The protocol for the second update of the international Clinical Practice Guideline 2019. Journal of Tissue Viability; 28(2):51-58.
3. Braden BJ, Bergstrom N (1994). Predictive validity of the Braden Scale for pressure sore risk in a nursing home population. Research in Nursing & Health; 17(6):459-470.
4. Sackley C, Brittle N, Patel S (2008). The Prevalence of Joint Contractures, Pressure Sores, Painful Shoulder, Other Pain, Falls, and Depression in the Year After a Severely Disabling Stroke. Stroke; 39(12):3329-3334.
5. Suellen D, Iraktânia V, Adriana L, et al. (2017). Pressure Ulcers in Institutionalized Elderly People: Association of Sociodemographic and Clinical Characteristics and Risk Factors. Open Journal of Nursing; 7:111-122.
6. Truơng Thanh Phong, Dương Thị Hoà (2021). Thực trạng loét áp lực và một số yếu tố liên quan đến người bệnh hôn mê tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Tạp chí y học Việt Nam, 503(1):94-100.
7. Sedigheh I, Hossein R, Sakineh S (2012). Relationship between Braden Scale Score and Pressure Ulcer Development in Patients Admitted in Trauma Intensive Care Unit. International Wound Journal; 9(3):248-252.
8. Trần Hồng Huệ, Nguyễn Thị Lan Minh (2017). Khảo sát loét tỳ đè ở bệnh nhân tại các phòng bệnh nặng trong Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 21(3):112-116.