KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BỆNH TRĨ, PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Xuân Hùng1, Nguyễn Ngọc Ánh2
1 Bệnh viện Hồng Ngọc
2 Trường Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện HN Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh trĩ và các phương pháp điều trị. Tại Việt Nam, nhận thức cộng đồng về bệnh trĩ và cách điều trị còn ít được nghiên cứu. Mục tiêu: Đánh giá nhận thức về bệnh trĩ và lựa chọn phương thức điều trị trong cộng đồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1142 người từ 25 tuổi trả lời trực tuyến bộ câu hỏi nghiên cứu từ tháng 3/2022 đến tháng 4/2022 trên cả nước. Kết qu: Tỉ lệ có nhận thức về bệnh trĩ: 81% (925/1142). Tuổi trung bình: 34,9 ± 8,5, nam chiếm 49,5%. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ: 34,7% (321/925). 94,4% (303/321) được điều trị. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt được xem là phương thức an toàn, hiệu quả nhất: 25,8% (239/925); sử dụng thuốc uống và thuốc bôi được ưa thích nhất 31,2%. 49,4% lo ngại phẫu thuật và 42,7% lo ngại các thủ thuật vì các tác dụng phụ. Sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc dân gian, thảo dược tăng nguy cơ tái phát bệnh ≥ 3 lần với giá trị OR 1,8 (p = 0,023), nguy cơ bệnh tiến triển nặng với giá trị OR 1,8 (p = 0,01). Kết lun: Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bệnh trĩ và cách điều trị giúp lên kế hoạch hạn chế những yếu tố làm tăng độ nặng của bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Johanson JF, Sonnenberg A. (1990). The prevalence of hemorrhoids and chronic constipation. An epidemiologic study. Gastroenterology 98(2), 380–386.
2. Riss S, Weiser FA, et al (2012). The prevalence of hemorrhoids in adults. Int. J. Colorectal Dis. 27(2), 215–220.
3. Lee, J.H., Kim, H.E., et al. (2014). Factors Associated with Hemorrhoids in Korean Adults: Korean National Health and Nutrition Examination Survey. Korean Journal of Family Medicine, 35(5), 227-236.
4. Nguyễn Mạnh Nhâm (2004). Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh-điều trị. Tạp chí Hậu môn Trực tràng, IV, tr. 3-15.
5. Shi Y, Yang D, Chen S, et al (2019). Factors influencing patient delay in individuals with haemorrhoids: A study based on theory of planned behavior and common sense model. J Adv Nurs. 75(5):1018-1028.
6. Prasad GC, Prakash V, et al. (1976). Studies on etiopathogenesis of hemorrhoids. Am J Proctol;27:33-41.
7. Sheikh P, Régnier C, et al (2020). The prevalence, characteristics and treatment of hemorrhoidal disease: results of an international web-based survey. J Comp Eff Res;9(17):1219-1232.
8. Lohsiriwat V, Sheikh P, et al (2023). Recurrence Rates and Pharmacological Treatment for Hemorrhoidal Disease: A Systematic Review. Adv Ther.40(1):117-132.