TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH RĂNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thu Trang Trần 1,, Thu Thủy Trần 2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Tp.HCM
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác động của tình trạng mất răng lên chất lượng cuộc sống. Đánh giá hiệu quả của điều trị phục hình răng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau 1 tháng điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả theo dõi trước sau, thực hiện trên đối tượng mất răng có chỉ định điều trị phục hình cố định hoặc phục hình tháo lắp bán phần tại khoa Phục hình bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 2/2021. Bộ câu hỏi OHIP-14 được dùng để khảo sát chất lượng cuộc sống liên quan đến tình trạng sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân trước điều trị và 1 tháng sau điều trị phục hình răng qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 79 đối tượng (52 nữ, 27 nam) có độ tuổi trung bình là 47,5 ± 11,9 (24 – 74 tuổi). Có 56 người (70,9%) đã từng mang hàm giả, thời gian mất răng trung bình là 106,4 tháng, thời gian mang hàm giả trung bình là 88,5 tháng. Điểm trung bình OHIP-14 trước điều trị là 18,1±10,8 và sau phục hình 1 tháng là 9,6±7,4. Chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể sau 1 tháng điều trị phục hình (p<0,001). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị phục hình cố định hoặc/và phục hình tháo lắp bán phần 1 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amjid N., Muhammad A. C., Babar A., Mariya K., Siddiq Y., Iqbal H., Irtifaq A. N. (2019), “Oral health- related quality of life in prosthodontics patients of Sardar Begum Dental College Peshawar”, JKCD, 9(2), pp. 28-33.
2. Katerina Z., Cena D., Natasa L., Ivona K., Sanja N. (2020), “The Impact of oral health on quality of life in partially edentulous patients before and after prosthodontics rehabilitions”, Journal of Hygienic Engineering and Design, pp.89-94.
3. Montero J., et al. (2013), “Self-perceived changes in oral health-related quality of life after receiving different types of conventional prosthetic treatments: a cohort follow-up study”, J Dent, 41(6), pp. 493-503.
4. Nguyen T. C., et al.(2010), ”Oral health status of adults in Southern Vietnam - a cross-sectional epidemiological study”, BMC Oral Health, 10: p. 2.
5. Organization World Health (1997), WHOQOL - Measuring quality of life. Programme on Mental Health. Division of Mental Health and Prevention of Substance Abuse, 13(2): p. 13.
6. Reem H. W., Elfatih I. E. (2018), ”Impact of Removable Partial Denture on Quality-of-life of Sudanese Adults in Khartoum State”, The Journal of Contemporary Dental Practice,19(1), pp.102-108.
7. Slade Gary D. (1997), "Measuring Oral Health and Quality of Life", Department of Dental Ecology, School of Dentistry, University of North Carolina,
8. Swelem A. A., et al.(2014), “Oral health-related quality of life in partially edentulous patients treated with removable, fixed, fixed-removable, and implant-supported prostheses”, Int J Prosthodont, 27(4): p. 338-47.