HIỆU QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN THỰC HÀNH DINH DƯỠNG VÀ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHỆP

Lê Văn Tống 1,, Hải Hoàng 2
1 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
2 Học viện Quân y Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành dinh dưỡng và tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của bệnh nhân ĐTĐ týp 2, ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (2016-2017). Phương pháp: Mô tả cắt ngang; can thiệp giáo dục sức khỏe trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ giáo dục phòng chống ĐTĐ của Bệnh viện nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về dinh dưỡng, luyện tập thể lực, tuân thủ dùng thuốc trong điều trị và kiểm soát đường máu, khám bệnh định kỳ cho bệnh nhân. Đánh giá thực hành về dinh dưỡng và tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của đối tượng can thiệp bằng bảng hỏi kết hợp phân tích số liệu thứ cấp trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân; tính CSHQ. Kết quả: Hiệu quả cải thiện sử dụng các loại thực phẩm thường xuyên hàng ngày theo chiều hướng tốt cho người ĐTĐ như: ăn phần cơm mỗi bữa tương đương 45-65g tinh bột đã tăng từ 58,9% lên 74,1% (p<0,001). Ăn rau xanh ≥ 5 đơn vị chuẩn/ngày tăng từ 25,0% lên 76,4% (CSHQ = 205,6%). Ăn quả chín từ ≥ 2 giờ sau bữa ăn chính tăng từ 41,2% lên 80,2% (CSHQ=94,7%). Ăn các loại thịt giảm nhưng ăn các loại thực phẩm 3-4 lần/tuần như cá, hải sản, đậu phụ, các loại đậu/đỗ, lạc/vừng có lợi cho người ĐTĐ đều tăng sau can thiệp. Việc tuân thủ sử dụng thuốc điều trị được cải thiện rõ rệt, từ 84,6% lên 98% (CSHQ=15,8%). Kết luận: Hiệu quả cải thiện sử dụng các loại thực phẩm tốt cho người ĐTĐ tăng lên rõ rệt sau can thiệp; các loại thực phẩm không tốt cho người ĐTĐ đã giảm đáng kể. Hiệu quả tuân thủ dùng thuốc trong điều trị được cải thiện rõ rệt (CSHQ=15,8%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Diabetes Association (2012). Standards of Medical Care in Diabetes, Diabetes Care, 35(1): S11-S63.
2. International Diabetes Federation (2017). IDF DIABETES ATLAS Eighth edition 2017.
3. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2014). Báo cáo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2015). Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, 20-21.
5. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2. Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế V/v Ban hành tài liệu chuyên môn.
6. Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm 2013, Tạp chí Y học thực hành, 893(11): 93-97.
7. Đỗ Văn Doanh (2016). Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường týp 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2(2): 14-21.
8. WHO (1999). Definition, Diagnosis and classification of deabetes millitus and complication, Report of a WHO Consultation, 52.
9. Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện bạch Mai (2019). Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường. http://www.bachmai.gov.vn/en/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/5699-trung-tam-dinh-duong-lam-sang-bv-bach-mai-huong-dan-che-do-an-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong.html.