TỶ SUẤT TÂN SINH NGUYÊN BÀO NUÔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN THAI TRỨNG LỚN TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Thị Thúy Vân Phan 1, Minh Tuấn Võ 1,, Thanh Nhân Võ 2, Thị Hiền Nguyễn 2
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Từ Dũ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thai trứng (TT) ở bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ cao diễn tiến đến tân sinh nguyên bào nuôi (TSNBN). Ngoài hút nạo thai trứng là điều trị chính, các biện pháp dự phòng như hóa dự phòng, cắt tử cung dự phòng hay kết hợp hóa dự phòng và cắt tử cung được thực hiện với mục đích giảm nguy cơ bị TSNBN. Biết được tỷ suất TSNBN ở bệnh nhân TT lớn tuổi và hiệu quả các biện pháp dự phòng sau hút nạo giúp cho việc tư vấn, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh được tốt hơn. Mục tiêu: Xác định tỷ suất tân sinh nguyên bào nuôi (TSNBN) và các yếu tố liên quan ở những trường hợp thai trứng (TT) lớn tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 372 trường hợp thai trứng ≥40 tuổi được chẩn đoán qua giải phẫu bệnh sau hút nạo tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/2016 đến 03/2019.  Kết quả: Sau 2 năm theo dõi, 123 bệnh nhân tiến tiển đến TSNBN, tỷ suất TSNBN là 33.06% (KTC 95%:28.30-38.10). Thời gian xảy ra TSNBN trung bình là 4.15±2.93 tuần, cao nhất ở tuần thứ 2 và tuần thứ 3 sau hút nạo. Sau phân tích đa biến tỷ suất TSNBN cao hơn đáng kể ở nhóm ≥46 tuổi so với nhóm 40-45 tuổi (HR=1.63 KTC 95%:1.09-2.44), nhóm có triệu chứng ra huyết âm đạo so với nhóm không ra huyết (HR=1.85 KTC 95%:1.16-2.96). Cắt tử cung dự phòng và hóa dự phòng kết hợp cắt tử cung làm giảm nguy cơ TSNBN so với nhóm không can thiệp với HR lần lượt là 0.16 (KTC 95%:0.09-0.30) và 0.09 (KTC 95%:0.04-0.21). Hóa dự phòng đơn thuần không làm giảm nguy cơ TSNBN so với nhóm không can thiệp, với HR=0.74 (KTC 95%:0.21-2.62). Kết luận: Tỷ suất TSNBN hậu thai trứng ở các bệnh nhân lớn tuổi là 33.06%. Cắt tử cung dự phòng và hóa dự phòng kết hợp cắt tử cung là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm nguy cơ TSNBN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Huy Nhật, Võ Tuấn Minh, Lê Tự Phương Chi (2014). "Kết quả hóa dự phòng ở bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao tại bệnh viện Từ Dũ". Tập san Y học TP HCM, tập 18 (1), pp. 58-63.
2. Bakhtiyari Mahmood, Mirzamoradi Masoumeh, Kimyaiee Parichehr, et al. (2015). "Postmolar gestational trophoblastic neoplasia: beyond the traditional risk factors". Fertility and sterility, 104 (3), pp. 649-654.
3. Fu J., Fang F., Xie L., et al. (2012). "Prophylactic chemotherapy for hydatidiform mole to prevent gestational trophoblastic neoplasia". Cochrane Database Syst Rev, 10 (10), pp. Cd007289.
4. Giorgione V., Bergamini A., Cioffi R., et al. (2017). "Role of Surgery in the Management of Hydatidiform Mole in Elderly Patients: A Single-Center Clinical Experience". Int J Gynecol Cancer, 27 (3), pp. 550-553.
5. Kaye D. K. (2002). "Gestational trophoblastic disease following complete hydatidiform mole in Mulago Hospital, Kampala, Uganda". Afr Health Sci, 2 (2), pp. 47-51.
6. Savage P. M., Sita-Lumsden A., Dickson S., et al. (2013). "The relationship of maternal age to molar pregnancy incidence, risks for chemotherapy and subsequent pregnancy outcome". J Obstet Gynaecol, 33 (4), pp. 406-11.
7. Wang Q., Fu J., Hu L., et al. (2017). "Prophylactic chemotherapy for hydatidiform mole to prevent gestational trophoblastic neoplasia". Cochrane Database Syst Rev, 9, pp. Cd007289.
8. Zhao P., Chen Q., Lu W. (2017). "Comparison of different therapeutic strategies for complete hydatidiform mole in women at least 40 years old: a retrospective cohort study". BMC Cancer, 17 (1), pp. 733.