ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM BỊ SUY MÒN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Phước Thành 1, Ngô Cao Ngọc Điệp 1, Ngô Cao Ngọc Điệp 1, Lâm Vĩnh Niên 1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người bệnh suy tim bị suy mòn đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và những đặc điểm nhân trắc học, cận lâm sàng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 60 bệnh nhân bệnh nhân suy tim ≥ 6 tháng nhập khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp từ tháng 8/2021 đến tháng 2/2023 với EF <40%. Kết quả: Tất cả bệnh nhân trả lời câu hỏi và được cân đo thành phần cơ thể. Suy mòn chiếm 16 trên 60 bệnh nhân (26.7%). Trong đó, 10 trên 16 (62.5%) bệnh nhân có BMI từ 18.5 đến 25, và thuộc nhóm trên 60 tuổi. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi đối với bệnh nhân nam suy tim suy mòn. Hơn nữa, nhóm bệnh nhân này có lực cơ nắm thấp hơn, chu vi vòng cánh tay nhỏ hơn, ít khối nạc hơn và mỡ nội tạng thấp hơn có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tuổi của bệnh nhân nam suy tim suy mòn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đối tượng suy tim suy mòn có ít sức mạnh hơn, khối lượng cơ ít hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động được đặc trưng bởi lực nắm tay, sự sụt cân rõ rệt hơn và các dấu hiệu dinh dưỡng nổi bật khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ và CS, Nghiên cứu tình trạng suy mòn và rối loạn điện giải ở bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối ở BV Đà Nẳng, 2013-2014.
2. Adam Rahman, Malnutrition and Cachexia in Heart Failure, Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, Volume 40 Number 4, May 2016.
3. Anker SD, Coats AJ. Cardiac cachexia: a syndrome with impaired survival and immune and neuroendocrine activation. Chest. 1999 Mar;115(3):836-47.
4. Anker SD, Negassa A, Coats AJ, Afzal R, Poole-Wilson PA, Cohn JN, Yusuf S. Prognostic importance of weight loss in chronic heart failure and the effect of treatment with angiotensin-converting-enzyme inhibitors: an observational study. Lancet. 2003 Mar 29;361(9363):1077-83.
5. Argilés JM, Anker SD, Consensus on cachexia definitions. J Am Med Dir Assoc. 2010;11:229–230
6. Dos Santos L, Cyrino ES, Antunes M, Santos DA, Sardinha LB. Sarcopenia and physical independence in older adults: the independent and synergic role of muscle mass and muscle function. J Cachexia Sarcopenia Muscle 2017; 8:245–250.
7. Emami, A., Saitoh, M., Valentova, M., Sandek, A., Evertz, R., Ebner, N., … von Haehling, S. (2018). Comparison of sarcopenia and cachexia in men with chronic heart failure: results from the Studies Investigating Co-morbidities Aggravating Heart Failure (SICA-HF). European Journal of Heart Failure.
8. Lakshman Chandrashekhar Iyer, K. Vaishali, Abraham Samuel Babu, Prevalence of sarcopenia in heart failure: A systematic review, Indian Heart Journal, Volume 75, Issue 1, 2023, Pages 36-42, ISSN 0019-4832.