MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG GAN Ở BỆNH NHI NHIỄM HUYẾT

Doãn Phúc Hải1,2, Trần Đăng Xoay3, Trần Bá Dũng3, Hoàng Kim Lâm2, Tạ Anh Tuấn3,
1 Bệnh viện Tim Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn thương gan ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết (sepsis-associated liver injury - SALI). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 198 bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Kết quả: Tỉ lệ SALI ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết khá cao, chiếm 32%. Các thể lâm sàng của SALI bao gồm: Thể viêm gan thiếu oxy (24/64, 37%), thể ứ mật (21/64, 33%), thể tổn thương tế bào gan (19/64, 30%). Tuổi trung vị của nhóm nhiễm khuẩn huyết mắc SALI là 15,75 tháng (6,9 - 81,9). Bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết mắc SALI nhập viện với các triệu chứng nặng nề, cụ thể như: VIS trung vị cao 35 (20 - 67), tỉ lệ suy thận cao (46,88%), tỉ lệ cần lọc máu rất cao (56,3%), albumin máu trung bình giảm nặng 29,15 ± 4,93 g/l, SGOT (AST) trung vị rất cao 272 U/L (182 - 617) U/L, SGPT (ALT) tăng rõ 98 U/L (47,4 - 239), LDH trung vị cao 1201,5 U/L(717,75 - 3034) U/L, PLT trung vị giảm 172,5 ± 161,28 G/L, toan chuyển hóa với pH trung bình 7,26 ± 0,16 và BE- trung bình 12,9 ± 6,33 mmol/l, bệnh có tỉ lệ tử vong cao (40,7%). Kết luận: Bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết mắc SALI với tỉ lệ khá cao, có biểu hiện hết sức nặng nề, tỉ lệ tử vong cao hơn hẳn so với bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết không SALI. pSOFA là yếu tố không phụ thuộc liên quan với mắc SALI ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rudd KE, Johnson SC, Agesa KM, et al. Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: analysis for the Global Burden of Disease Study. Lancet Lond Engl. 2020;395(10219):200-211. doi:10.1016/S0140-6736(19)32989-7
2. Blanco J, Muriel-Bombín A, Sagredo V, et al. Incidence, organ dysfunction and mortality in severe sepsis: a Spanish multicentre study. Crit Care. 2008;12(6):R158. doi:10.1186/cc7157
3. Angus DC, Linde-Zwirble WT, Lidicker J, Clermont G, Carcillo J, Pinsky MR. Epidemiology of severe sepsis in the United States: analysis of incidence, outcome, and associated costs of care. Crit Care Med. 2001;29(7):1303-1310. doi:10.1097/00003246-200107000-00002
4. Goldstein B, Giroir B, Randolph A. International pediatric sepsis consensus conference: Definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics*: Pediatr Crit Care Med. 2005;6(1):2-8. doi:10.1097/01.PCC.0000149131.72248.E6
5. Saini K, Bolia R, Bhat NK. Incidence, predictors and outcome of sepsis-associated liver injury in children: a prospective observational study. Eur J Pediatr. 2022;181(4):1699-1707. doi:10.1007/ s00431-022-04374-2
6. Godlief R, Hakim DDL, Prasetyo D. Relationship between aspartate aminotransferase to platelet ratio index and liver injury in pediatric sepsis. Paediatr Indones. 2021;61(3):149-154. doi:10.14238/pi61.3.2021.149-54
7. Kobashi H, Toshimori J, Yamamoto K. Sepsis-associated liver injury: Incidence, classification and the clinical significance. Hepatol Res Off J Jpn Soc Hepatol. 2013;43(3):255-266. doi:10.1111/ j.1872-034X.2012.01069.x
8. Dou J, Zhou Y, Cui Y, Chen M, Wang C, Zhang Y. AST-to-Platelet Ratio Index as Potential Early-Warning Biomarker for Sepsis-Associated Liver Injury in Children: A Database Study. Front Pediatr. 2019;7:331. doi:10.3389/ fped.2019.00331