KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG THỰC QUẢN BẰNG NỘI SOI ÁNH SÁNG DẢI TẦN HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI THÁI NGUYÊN

Hà Toàn Thắng 1,2, Nguyễn Thị Thu Huyền 1,2,3,, Nguyễn Tiến Dũng 1,2,3
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược
3 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi dải ánh sáng hẹp(NBI) ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và so sánh giá trị nội soi dải ánh sáng hẹp với nội soi ánh sáng thường có đối chiếu mô bệnh học trong chẩn đoán tổn thương thực quản do trào ngược dạ dày thực quản.Đối tượng: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 79 bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023 tại Thái Nguyên.Kết quả: Nội soi dải ánh sáng hẹp giúp phát hiện nhiều trường hợp viêm thực quản hơn nội soi thường, đặc biệt viêm thực quản độ A (67,7% so với 51,9%), độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác cao hơn.Trong chẩn đoán Barret thực quản, phương pháp này giúp phát hiện nhiều trường hợp hơn với độ nhạy 81,8%, độ đặc hiệu 94,1%, độ chính xác 92,4%.Kết luận: Nội soi dải ánh sáng hẹp nên sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán tổn thương thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Trường Giang, Trần Việt Tú và cộng sự (2012), "Nghiên cứu giá trị của nội soi có dải ánh sáng hẹp trong chẩn đoán tổn thương thực quản do trào ngược dạ dày thực quản", Tạp chí y dược quân sự(7), tr. 57-63.
2. Chung Kimhouy (2009), Nghiên cứu hình ảnh nội soi thực quản bằng ánh sáng dải hẹp(NBI) ở bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Lê Thoại Dung, Nguyễn Thị Hải Yến, Kha Hữu Nhân (2020), "Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bằng thuốc esomeprazol ở bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ", Tạp chí Y Dược học học Cần Thơ(28), tr. 30-36.
4. Lý Hải Yến, Vũ Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Tú (2022), "Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản", Tạp chí Y học Việt Nam. 508(1), tr.77-80.
5. Nguyễn Văn Nam (2022), So sánh kết quả nội soi dải ánh sáng hẹp với nội soi ánh sáng thường trong chẩn đoán tổn thương thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược- Đại học Thái Nguyên.
6. Thạch Hoàng Sơn, Quách Trọng Đức (2019), "Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản", Y học TP. Hồ Chí Minh. 23(1), tr. 93-98.
7. Elsheaita, A, et al (2020), "Seattle protocol vs narrow band imaging guided biopsy in screening of Barrett's esophagus in gastroesophageal reflux disease patients", Medicine (Baltimore). 99(8), pp. e19261.
8. Nirwan, J. S, et al (2020), "Global Prevalence and Risk Factors of Gastro-oesophageal Reflux Disease (GORD): Systematic Review with Meta-analysis", Sci Rep. 10(1), pp. 5814.