NGHIÊN CỨU SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH CÓ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Phan Thanh Hơn 1, Trần Đức Hùng 1,
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sức căng dọc từng vùng và toàn bộ thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da, thời gian từ 01/2023 đến 5/2023 tại Bệnh viện Quân y 103. Thực hiện siêu âm tim đánh dấu mô đánh giá sức căng dọc từng vùng và toàn bộ thất trái (Left ventricular global longitudinal strain - LVGLS), phân tích kết quả bằng phần mềm QLAB 13.0. Kết quả: LVGLS là -15,1 ± 2,4%. Sức căng vùng mỏm tốt nhất (-17,8 ± 4,1%), sau đó đến vùng giữa (-14,7 ± 2,9) và vùng đáy kém nhất (-12,4 ± 2,8%). Sức căng dọc toàn bộ thất trái ở nhóm có rối loạn vận động vùng (-13,58 ± 0,9) kém hơn nhóm không có rối loạn vận động vùng (-15,9 ± 2,63), p < 0,05. LV GLS có mối tương quan thuận mức độ vừa với NT-ProBNP (r = 0,362, p < 0,05). Kết luận: Sức căng dọc vùng mỏm là tốt nhất, sau đó đến vùng giữa và vùng đáy kém nhất. LVGLS ở nhóm có rối loạn vận động vùng kém hơn nhóm không có rối loạn vận động vùng. LVGLS có mối tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ NT-ProBNP huyết thanh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hằng Hoa (2018). Khảo sát sự thay đổi của chỉ số sức căng dọc thất trái (GLS) trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim trước và sau can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Biering-Sorensen T., Hoffmann S., Mogelvang R., et al. (2014) Myocardial strain analysis by 2-dimensional speckle tracking echocardiography improves diagnostics of coronary artery stenosis in stable angina pectoris. Circ Cardiovasc Imaging. 7(1): p. 58-65.
3. Choi J.O., Cho S.W., Song Y.B., et al. (2009) Longitudinal 2D strain at rest predicts the presence of left main and three vessel coronary artery disease in patients without regional wall motion abnormality. Eur J Echocardiogr. 10(5): p. 695-701.
4. Lang R.M., Badano L.P., Mor-Avi V., et al. (2015). Recommendations for Cardiac Chamber Quantification by Echocardiography in Adults: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. Eur Heart J - Cardiovasc Imaging, 16(3), 233–271.
5. Marwick T. H., Leano R. L., Brown J., et al. (2009) Myocardial strain measurement with 2-dimensional speckle-tracking echocardiography: definition of normal range. JACC Cardiovasc Imaging. 2(1): p. 80-84.
6. Mondillo S., Galderisi M., Mele D., et al. (2011) Speckle-tracking echocardiography: a new technique for assessing myocardial function. J Ultrasound Med. 30(1): p. 71-83.
7. Moustafa S., Elrabat K., Swailem F., et al. (2018) The correlation between speckle tracking echocardiography and coronary artery disease in patients with suspected stable angina pectoris. Indian Heart J. 70(3): p. 379-386.
8. Scharrenbroich J., Hamada S., Keszei A., et al. (2018) Use of two-dimensional speckle tracking echocardiography to predict cardiac events: Comparison of patients with acute myocardial infarction and chronic coronary artery disease. Clinical Cardiology. 41(1): p. 111-118.