ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAI PHỤ MẮC COVID-19 THỂ NẶNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI - CƠ SỞ 2

Tạ Việt Cường1,, Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Hồng Trang2
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường Đại học Phenikaa, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đối tượng nghiên cứu bao gồm 142 thai phụ bị mắc COVID-19 thể nặng được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cơ sở 2. Mục tiêu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của thai phụ bị mắc COVID-19 thể nặng được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cơ sở 2. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dịch tễ học mô tả với thiết kế nghiên cứu hồi cứu. Kết quả trong số 142 thai phụ bị nhiễm COVID-19 thể nặng, có tuổi trung bình là 32,26 ± 5,57 tuổi. Nhóm tuổi thai từ 28-36 tuần vào viện là lớn nhất, chiếm 53,5%. Hầu hết các ĐTNC chưa tiêm vắc xin COVID-19, chiếm 84,5%. Tỷ lệ thai phụ bị ho, sốt, khó thở khi nhập viện lần lượt là  34,5%, 47,2% và 25,4%. Hầu hết các thai phụ đều có chỉ số D-dimer và CRP tăng rất cao (> 94,0%). Có mối liên quan giữa triệu chứng ngạt mũi và tiền sử tiêm vắc xin COVID-19; khó thở và các nhóm tuổi thai với p < 0.05%. Có mối liên quan giữa triệu chứng cận lâm sàng CRP với tuổi thai lúc vào viện, với p < 0,05. Kết luận: Thai phụ nhiễm COVID-19 thể nặng có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu: ho, sốt, khó thở. Giá trị CRP và D-dimer tăng nhiều ở nhóm thai phụ này và CRP có liên quan đến tuổi thai lúc vào viện

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vincenzo Berghella and Brenna L Hughes, “COVID-19: Overview of pregnancy issues,” In Uptodate version 178.0. 2022. [Online]. Available: https://www.uptodate.com/contents/covid-19-overview-of-pregnancy-issues
2. Oleksandra Yaroslavivna Pryshliak, Oleksandra Vasulivna Marynchak, Oksana Yevgenivna Kondryn, Ihor Hnatovych Hryzhak, and Natalia Ivanivna Henyk, “Clinical and laboratory characteristics of COVID-19 in pregnant women,” JOURNAL of MEDICINE and LIFE, vol. 16, no. 5, pp. 766–772, 2023, doi: 10.25122/jml-2023-0044.
3. R. A. M. Pierce-Williams et al., “Clinical course of severe and critical coronavirus disease 2019 in hospitalized pregnancies: a United States cohort study,” American Journal of Obstetrics & Gynecology MFM, vol. 2, no. 3, p. 100134, Aug. 2020, doi: 10.1016/j.ajogmf.2020.100134.
4. Trần D. C., Đặng C. V., Lê C. Q., Đặng Q. H., Nguyễn T. T. H., and Nguyễn Q. K., “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương,” TC Phụ sản, vol. 20, no. 3, pp. 36–40, Oct. 2022, doi: 10.46755/vjog.2022.3.1437.
5. Lương Đức Long, Nguyễn Minh Phương, Lê Thị Kim Định, Lê Trần Thanh Thảo, and Hồ Thị Thu Loan, “ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, MỨC ĐỘ BỆNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAI PHỤ MẮC COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ,” no. 61, pp. 307–314, Jul. 2023.
6. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Phương Sinh, Bế Thị Hoa, Cao Thị Quỳnh Anh, and Hoàng Quốc Huy, “ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SẢN KHOA CỦA SẢN PHỤ NHIỄM COVID 19 TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC COVID THÁI NGUYÊN,” Tạp Chí Y học Việt Nam, vol. 528, no. 2, pp. 25–28, 2023, doi: https://doi.org/10.51298/vmj.v528i2.6071.
7. K. S. Hazari et al., “Covid-19 infection in pregnant women in Dubai: a case-control study,” BMC Pregnancy Childbirth, vol. 21, no. 1, p. 658, Dec. 2021, doi: 10.1186/s12884-021-04130-8.