THỰC TRẠNG MẮC CÁC DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ, THỊ XÃ KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2022

Phạm Quang Trung 1,, Nguyễn Đăng Vững 2, Phạm Thị Thu Trang2, Đào Thị Nga1
1 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Tĩnh
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại khu tái định cư. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 262 người cao tuổi (60 tuổi trở lên) tại khu tái định cư, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2022. Trầm cảm ở người cao tuổi được đánh giá bằng thang đo GDS-15 (điểm GDS >5: gợi ý trầm cảm). Kết quả: Tỷ lệ mắc các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi là 34,4%, chủ yếu tập trung ở mức độ nhẹ (25,2%); mức độ vừa và nặng chiếm 9,2%. Các yếu tố tôn giáo, điều kiện kinh tế, hoạt động xã hội, thời gian tái định cư, chất lượng cuộc sống, hoạt động thể lực có mối liên quan đến mắc các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi (p<0,05). Kết luận: Chính quyền và y tế địa phương cần có các chính sách quan tâm đến sức khỏe tâm thần và có các biện pháp giảm các yếu tố liên quan và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người cao tuổi tại khu tái định cư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tô Lan Anh, Bùi Thị Tú Quyên. Trầm Cảm ở Người Cao Tuổi Tại Việt Nam và Một Số Yếu Tố Liên Quan Năm 2019. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y tế công cộng; 2020. Accessed April 12, 2022. https://library.huph.edu.vn/sites/library.huph.edu.vn/files/LV14_CH22_1B_ToLanAnh_TTTV.pdf
2. Tran KV, Esterman A, Saito Y, et al. Factors Associated With High Rates of Depressive Symptomatology in Older People in Vietnam. The American Journal of Geriatric Psychiatry. Published online February 20, 2022. doi:10.1016/ j.jagp.2022.02.007
3. Tú N, Mai N, Thị T, et al. Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế. Published online September 21, 2021. doi:10.34071/jmp.2021.2.9
4. Zeng W, Wu Z, Schimmele CM, Li S. Mass Relocation and Depression Among Seniors in China. Res Aging. 2015; 37(7): 695-718. doi: 10.1177/0164027514551178
5. Kumar BM, Raja TK, Liaquathali F, Maruthupandian J, Raja PV. A Study on Prevalence and Factors Associated with Depression among Elderly Residing in Tenements Under Resettlement Scheme, Kancheepuram District, Tamil Nadu. J Midlife Health. 2021; 12(2):137-143. doi:10.4103/jmh.JMH_45_20
6. Long PN, Thanh HTK, Toàn TK. Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Hà Nội và Quảng Bình năm 2021-2022. VMJ. 2022;521(2). doi:10.51298/vmj.v521i2.4118
7. Xiao S, Lin H, Zhao C, et al. Impact of Different Type and Frequency of Social Participation on Depressive Symptoms Among Older Chinese Adults: Is There a Gender Difference? Frontiers in Psychiatry. 2021;12. Accessed May 21, 2022. https://www.frontiersin.org/article/10.3389/fpsyt.2021.758105
8. Kim SY, Park JH, Lee MY, Oh KS, Shin DW, Shin YC. Physical activity and the prevention of depression: A cohort study. Gen Hosp Psychiatry. 2019; 60:90-97. doi: 10.1016/ j.genhosppsych. 2019.07.010