PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ SẢN KHOA Ở NHỮNG SẢN PHỤ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022-2023

Thurn Sovanra1,, Nguyễn Mạnh Thắng1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu phương pháp và kết quả xử trí sản khoa ở những sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2022-2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Phần lớn các thai phụ đẻ non ở tuần thứ 28-34 (65,1%). Chủ yếu các sản phụ được xử trí bằng phương pháp đẻ mổ ở nhóm tuổi thai 28-34 tuần (61,5%), ≥35 tuần (75,0%), nhóm tuổi thai ≤ 27 tuần đa phần được xử trí bằng đẻ đường âm đạo(85,7%). Sự khác biệt giữa các phương pháp xử trí đẻ non theo các nhóm tuổi thai có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Phương pháp mổ đẻ được xử trí nhiều hơn cho các sản phụ đẻ non trong trường hợp ngôi thai bất thường với tỷ lệ (78,1%). Đa số điểm số Apgar đều ≥7 ở phút thứ 1 (91,5%) và ở phút thứ 5 (92,8%). Sự khác biệt giữa điểm số Apgar ở phút thứ 1 và phút thứ 5 với phương pháp đẻ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng là suy hô hấp (70,7%), nhiễm khuẩn sơ sinh (31,6%), vàng da (12,7%), viêm ruột hoại tử (7,2%) và ngạt sau sinh (3,6%) và các biến chứng này thường gặp nhiều ở nhóm đẻ bằng đường âm đạo. Kết luận: Mổ đẻ là phương pháp được xử trí nhiều hơn cho các sản phụ đẻ non chủ yếu do ngôi thai bất thường. Điểm số Apgar ở phút thứ 1, phút thứ 5 đa phần ≥7. Các biến chứng thường gặp như suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, vàng da, viêm ruột hoại tử và ngạt sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Linh T.D. TLA, Nga P.T.T. Nghiên cứu tình hình bệnh lý và tử vong trẻ sơ sinh non tháng - thấp cân tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2010. 2010;
2. Nha PB. Nghiên cứu của ảnh hưởng viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến ĐN và phương pháp xử trí. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 2006;
3. Nơi NT. Các yếu tố liên quan đến kết quả thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp sơ sinh tại viện nhi Đồng Nai. Luận Án Tiến Sĩ Y Dược TP Hồ Chí Minh. 2011;



4. Tài ND. Chuyển dạ đẻ non, Bài giảng sản khoa. Nhà xuất bản y học. 2014;
5. Đào Thị Huyền Trang, NMT. Tình hình đẻ non và các phương pháp xử trí tại Khoa Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Tạp chí Phụ sản. 2018;
6. Kayiga H, Achanda Genevive, D., Amuge, P.M., Byamugisha, J., Nakimuli, A., Jones.

Incidence, associated risk factors, and the ideal mode of delivery following preterm labour between 24 to 28 weeks of gestation in a low resource setting. 2021;
7. World Health Organization (WHO 2018). Preterm birth.