NHẬN XÉT KẾT QUẢ PHÂN LOẠI NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM RTS TẠI TRUNG TÂM CẤP CỨU A9

Nguyễn Thị Thúy1,, Nguyễn Anh Tuấn1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả phân loại người bệnh chấn thương bằng thang điểm RTS tại Trung tâm Cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 448 bệnh nhân cấp cứu chấn thương tại Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai từ từ tháng 08/2022 đến tháng 8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 40


± 21. Nam giới chiếm đa số với 64%. Nguyên nhân chấn thương phổ biến nhất là tai nạn giao thông, chiếm 60,9%. 27% số bệnh nhân có từ 2 chấn thương trở lên. 2 loại chấn thương phổ biến nhất là chấn thương sọ não với 46,4% và chấn thương chi chiếm 39,3%. Phần lớn bệnh nhân có RTS ở mức 12 chiếm 92,2%. Đa số bệnh nhân chấn thương nằm điều trị tại Trung tâm cấp cứu trong thời gian ngắn, dưới 6 giờ. 60,5% bệnh nhân điều trị ngoại trú, bệnh nhân có


RTS dưới 12 có tỷ lệ mổ cấp cứu, hồi sức tích cực cao hơn so với nhỏm RTS 12 điểm. Kết luận: Thang điểm RTS là công cụ hữu ích hỗ trợ điều dưỡng trong đánh giá mức độ nặng, tình trạng cần ưu tiên xử trí sớm ở bệnh nhân cấp cứu chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Tú và cộng sự. 2006. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ thương tích do tai nạn của bệnh nhân khi vào viện, liên quan độ nặng chấn thương. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học Y dược Việt Nam lần thứ XIII, 69-75.
2. Richards JR, Navarro ML, Derlet RW. 2000. Survey of directors of emergency department in California on overcrowding. West J Med, P385-388.
3. The Lewin Group. 2002. Emergency department Overload. A Growing Crisis, The results of the American Hospital Association Survey of Emergency Department (ED) and hospital capacity.
4. Alvarez BD, Razente DM và cộng sự. 2016. Analysis of the Revised Trauma Score (RTS) in 200 victims of different trauma mechanisms. Rev Col Bras Cir, 43(5):334-340.
5. Galvagno SM, Massey M, Bouzat P và cộng sự. 2019. Correlation Between the Revised Trauma Score and Injury Severity Score: Implications for Prehospital Trauma Triage. Prehospital Emergency Care, 23(2):263-270.
6. Giannakopoulos GF, Saltzherr TP, Lubbers WD và cộng sự. 2011. Is a maximum Revised Trauma Score a safe triage tool for Helicopter Emergency Medical Services cancellations?: European Journal of Emergency Medicine, 18(4):197-201.
7. Kim SC, Kim DH, Kim TY và cộng sự. 2017. The Revised Trauma Score plus serum albumin level improves the prediction of mortality in trauma patients. The American Journal of Emergency Medicine, 35(12):1882-1886.