XÁC NHẬN GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI PIRADS PHIÊN BẢN 2.1 ĐỂ PHÁT HIỆN UNG THƯ VÙNG CHUYỂN TIẾP TUYẾN TIỀN LIỆT

Hoàng Đình Âu1,, Trương Thị Thanh1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nhằm xác nhận mối liên quan giữa điểm của hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh tuyến tiền liệt (PI-RADS) phiên bản 2.1 với ung thư vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt (TTL) trong một nhóm bệnh


nhân được tiến hành sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng cộng có 67 tổn thương vùng chuyển tiếp TTL của 67 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu hồi cứu từ cơ sở dữ liệu các bệnh nhân được chụp CHT tuyến tiền liệt trong thời gian liên tục từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2022. Các tổn thương vùng chuyển tiếp TTL được phân loại theo PI-RADS phiên bản 2.1 với sự đồng thuận của 2 người đọc độc lập và mù với kết quả mô bệnh học. Tỷ lệ phát hiện ung thư vùng chuyển tiếp TTL với mỗi loại PI-RADS phiên bản 2.1 được xác nhận. Sau đó đánh giá hiệu suất của PI-RADS phiên bản 2.1 trong việc phát hiện ung thư vùng chuyển tiếp TTL. Kết quả: Phân loại PI-


 


 


 


RADS phiên bản 2.1 trên 67 tổn thương vùng chuyển tiếp thấy số lượng tổn thương PI-RADS loại 2, 3, 4, 5 lần lượt là 2, 27, 13 và 25. Kết quả sinh thiết các tổn thương này cho thấy có 32 ung thư, chiếm 47.8% và 35 tổn thương không phải ung thư, chiếm 52.2%. Đối với tổn thương PI-RADS loại 2, tỷ lệ ung thư vùng chuyển tiếp TTL là 0% (0/2). Đối với tổn thương PI- RADS loại 3, 4 và 5, tỷ lệ này lần lượt là 11% (3/27), 46.2% (6/13) và 92% (23/25). Điểm số PI-RADS


phiên bản 2.1 cao hơn có liên quan đến việc tăng khả năng xuất hiện ung thư vùng chuyển tiếp TTL. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa PI-RADS loại 4 thực sự (có 10 tổn thương) và tổn thương PI-RADS loại 3 được nâng bậc lên PI-RADS loại 4 dựa trên chuỗi xung khuếch tán (có 3 tổn thương). Tất cả các tổn thương PI-RADS loại 4 thực sự đều là ung thư và tất cả các tổn thương PI -RADS 3+1 đều không phải ung thư (p


< 0.001). Kết luận: Điểm số PI-RADS phiên bản 2.1 cao hơn có liên quan đến tỷ lệ ung thư vùng chuyển tiếp TTL cao hơn. Các tổn thương PI-RADS loại 2 hiếm khi có ung thư TTL và không nên sinh thiết đích loại tổn thương này, trong khi đó hầu hết các tổn thương PI-RADS loại 5 là ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Murphy G, Haider M, Ghai S, Sreeharsha B. The expanding role of MRI in prostate cancer. AJR Am J Roentgenol 2013;201(6):1229–1238.
2. Turkbey B, Pinto PA, Mani H, et al. Prostate cancer: value of multiparametric MR imaging at 3 T for detection—histopathologic correlation. Radiology 2010;255(1):89–99.

3. Frye TP, George AK, Kilchevsky A, et al. Magnetic resonance imaging: transrectal ultrasound guided fusion biopsy to detect progression in patients with existing le- sions on active surveillance for low and intermediate risk prostate cancer. J Urol 2017;197(3 Pt 1):640–646.
4. Walton Diaz A, Shakir NA, George AK, et al. Use of serial multiparametric magnetic resonance imaging in the management of patients with prostate cancer on active surveillance. Urol Oncol 2015;33(5):202.e1–202.e7.
5. Carroll PR, Parsons JK, Andriole G, et al. NCCN guidelines insights: prostate cancer early detection, version 2. 2016. J Natl Compr Canc Netw 2016;14(5):509–519.
6. Weinreb JC, Barentsz JO, Choyke PL, et al. PI-RADS prostate imaging: reporting and data system—2015, version 2. Eur Urol 2016;69(1):16–40.
7. Greer MD, Brown AM, Shih JH, et al. Accuracy and agreement of PIRADSv2 for prostate cancer mpMRI: a multireader study. J Magn Reson Imaging 2017;45(2):579–585.
8. Mertan FV, Greer MD, Shih JH, et al. Prospective evaluation of the prostate im- aging reporting and data system version 2 for prostate cancer detection. J Urol 2016;196(3):690–696.