NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI PHÂN SUẤT TỐNG MÁU, SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Phan Thanh Hơn1, Trần Đức Hùng1,
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi phân suất tống máu, sức căng dọc thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT) trước và sau can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân được chẩn đoán xác định BTTMCBMT và được điều trị bằng phương pháp can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da tại khoa Can thiệp Tim mạch - Bệnh viện Quân y 103, thời gian từ 01/2023 đến 05/2023. Thực hiện siêu âm tim đánh dấu mô cơ tim trước và sau can thiệp ĐMV qua da. Kết quả: EF Biplane sau can thiệp 52,5 ± 8% cải thiện so với trước can thiệp 48,8 ± 9%, p < 0,05, sức căng dọc toàn bộ thất trái (Left ventricular global longitudinal strain - LVGLS) sau can thiệp -16,6 ± 2,3% có cải thiện so với trước can thiệp -15,1 ± 2,4% (p < 0,05). Sức căng dọc ở các vùng 7, 8, 9, 11, 12, 14, 15, 17,18 sau can thiệp có cải thiện so với trước can thiệp, p < 0,05. Kết luận: Phân suất tống máu thất trái, sức căng dọc toàn bộ thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim sau can thiệp ĐMV qua da cải thiện so với trước can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hằng Hoa (2018). Khảo sát sự thay đổi của chỉ số sức căng dọc thất trái (GLS) trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim trước và sau can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Lân Việt (2015) Thực hành Bệnh Tim mạch, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

3. Cameli M., Mandoli G.E., Sciaccaluga C., et al. (2019) More than 10 years of speckle tracking echocardiography: Still a novel technique or a definite tool for clinical practice? Echocardiography. 36(5): p. 958-970.
4. Radwan H., Hussein E. (2017) Value of global longitudinal strain by two dimensional speckle tracking echocardiography in predicting coronary artery disease severity. Egypt Heart J. 69(2): p. 95-101.
5. Rifqi S., Sungkar S., Sobirin M.A., et al. (2017) Early recovery of left ventricular function after revascularization of coronary artery disease detected by myocardial strain. Biomedical Research. 28(4): p. 1487-1492.
6. Sitia S., Tomasoni L., Turiel M. (2010) Speckle tracking echocardiography: A new approach to myocardial function. World J Cardiol. 2(1): p. 1-5.