HIỆU QUẢ CỦA KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG ỐNG THÔNG FOLEY ĐẶT Ở KÊNH CỔ TỬ CUNG Ở THAI TRÊN 40 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Phượng Trân Nguyễn 1, Minh Tuấn Võ 1,, Xuân Trang Nguyễn 2
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Từ Dũ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong các phương pháp khởi phát chuyển dạ, đặt ống thông Foley ở kênh cổ tử cung là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp, được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam. Việc lựa chọn thời điểm chấm dứt thai kỳ phù hợp vừa cho hiệu quả thành công cao, vừa hạn chế được tử suất và bệnh suất cho mẹ và thai nhi ngày càng được quan tâm [7]. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công của ống thông Foley đặt kênh cổ tử cung ở thai phụ trên 40 tuần chưa vào chuyển dạ tại Bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến cứu trên 385 sản phụ tuổi thai trên 40 tuần chưa vào chuyển dạ tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả: Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công bằng thông Foley đặt ở kênh cổ tử cung là 83,11% [95%CI: 79,35-86,87]. Yếu tố thông Foley tự rớt/ rút liên quan đến sự thành công của khởi phát chuyển dạ PR=0,51 [95%CI: 0,29-0,91]. Tỉ lệ sinh ngả âm đạo sau khởi phát chuyển dạ là 44,94% với các yếu tố liên quan là yếu tố tiền thai, yếu tố tiền căn mổ lấy thai và yếu tố kết quả khởi phát chuyển dạ. Kết luận: Tỉ lệ khởi phát chuyển thành công bằng ống thông Foley đặt ở kênh cổ tử cung là 83,11%. Đây là phương pháp khởi phát chuyển dạ cho hiệu quả thành công cao, giúp tăng khả năng sinh ngả âm đạo và tỉ lệ biến chứng thấp, không nguy hiểm, có thể theo dõi và can thiệp kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Lâm Hà (2015), ”Hiệu quả của khởi phát chuyển dạ bằng ống thông Foley đặt thông qua lỗ trong cổ tử cung ở thai đủ trưởng thành tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa” Tạp chí Y học TPHCM, 20(1):322-327.
2. Ngô Minh Hưng (2019), “Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với ống thông Foley đôi cải tiến trên thai kỳ quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y học TPHCM, 23(2):121-126.
3. Nguyễn Bá Mỹ Ngọc (2013), ”So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của Prostaglandin E2 và ống thông Foley ở thai 37 tuần thiểu ối”, Tạp chí Y học TPHCM,17(1):149-155.
4. Nguyễn Thị Anh Phương (2016), “So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của thông Foley bóng đôi cải tiến và bóng đơn đặt kênh cổ tử cung ở thai trưởng thành tại Bệnh viện Hùng Vương”, Tạp chí Y học TPHCM,20(1):316–321.
5. Lê Thị Hồng Vân (2014), “Hiệu quả ống thông Foley trong khởi phát chuyển dạ ở thai phụ có tiền căn mổ lấy thai”, Luận văn Bác sĩ nội trú ĐHYD TPHCM
6. Gary Cunningham (2018), “Induction and Augmentation of Labor”, Williams Obstetrics 25th, Chapter 26.
7. Gary Cunningham (2018), “Physiology of Labor”,Williams Obstetrics 25th, Chapter 21
8. Grobman W. A (2018), ”Labor Induction versus Expectant Management in Low-Risk Nulliparous Women”, N Engl J Med,379(6):513-523