ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG THỂ CHẤT CỦA ĐIỀU TRỊ TIÊU SỢI HUYẾT Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

Đào Thị Nhâm1,, Nguyễn Xuân Thanh2,3, Trần Viết Lực2,3, Vũ Thị Thanh Huyền2,3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả cải thiện chức năng thể chất của điều trị tiêu sợi huyết ở người bệnh cao tuổi nhồi máu não cấp và tìm hiểu một số yếu tố liên quan


đến kết quả cải thiện chức năng thể chất của điều trị tiêu sợi huyết ở người bệnh cao tuổi nhồi máu não cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân (54 bệnh nhân nhóm tiêu sợi huyết và 54 bệnh nhân nhóm chứng) bị đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả: tuổi trung bình trong nghiên cúu của chúng tôi là 71,78 ± 8,03; tại thời điểm ra viện đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày (Activity of Daily Living – ADL) nhóm tiêu sợi huyết trung bình là 4,39 ± 2,343 cao hơn nhóm chứng là 1,7± 1,744, thang điểm Short Performance Battery (SPPB) nhóm tiêu sợi huyết là 9,11 ± 4.612 cao hơn nhóm chứng là


 


 


 


4,57 ± 4,474; điểm NIHSS nhóm tiêu sợi huyết là 2,19


± 2,940 thấp hơn nhóm chứng là 5.35 ± 2.816 và mRs tại thời điểm sau ra viện 1 tháng nhóm tiêu sợi huyết là 1.15 ± 1.535 thấp so với nhóm chứng là 2,7


± 1.369. Tuổi > 70 tuổi; thay đổi điểm NIHSS giảm trên 4 điểm, ngày nằm viện < 7 có liên quan đến kết quả cải thiện chức năng thể chất. Kết luận: Nhóm tiêu sợi huyết cải thiện chức năng thể chất tốt hơn nhóm chứng; các yếu tố tuổi cao trên 70 tuổi, thay đổi điểm NIHSS, ngày điều trị trung bình <7 có liên quan đến kết quả cải thiện chức năng thể chất

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương (2005). “Thực hành lâm sàng Thần Kinh học”.
2. Reference for chair height: Puthoff M. (2008) Outcome measures in cardiopulmonary physical therapy: SPPB. Cardiopulmonary Physical Therapy Journal. March 19 (1): 17-22.
3. RhaJ .H., Saver J. L. The impact of recanalization on ischemic stroke outcome: a meta - analysis. Stroke. 2007:38(3), 967-973.
4. Lê Đức Hinh và cộng sự. Tai Biến Mạch Máu Não, Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Xử Trí. NXB Y Học; 2008.
5. Mai Duy Tôn. Nghiên cứu hiệu quả điều trị thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch BN NMN cấp tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận án Tiến sỹ Y học. 2012.
6. Thắng, Đàm Cẩm Linh và cộng sự. Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Huy Điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trên 105 BN đột quỵ thiếu máu não cấp tại Bệnh viện Nhân dân 115, Nội san Hội Thần kinh học Việt Nam. 2010.
7. Katzan IL, Thompson NR, Uchino K, Lapin B. The most affected health domains after ischemic stroke. Neurology. Published online 90 2018:e1364-e1371.



8. Võ Thị trinh Nữ, Nguyễn Minh Trí, Châu Hữu Hầu. Cập nhật điều trị tiêu sợi huyết trong nhồi máu não cấp.
9. Đào Việt Phương, Nguyễn Văn Chi, Vũ

Đăng Lưu. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trịđột quỵthiếu máu não cấp do tắc động mạch lớn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;tập 476(01 & 02):tr 156-160.