THỰC TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC, CẤU TRÚC CƠ THỂ Ở PHỤ NỮ THỪA CÂN BÉO PHÌ 20-45 TUỔI TẠI BẮC GIANG 2019

Đoàn Thị Ánh Tuyết1,, Nguyễn Song Tú2, Lê Danh Tuyên2, Trần Khánh Vân2
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hồ Chí Minh
2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang tại Bắc Giang trên 279 phụ nữ 20-45 tuổi, có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index


-BMI) ≥23 kg/m2 nhằm xác định thực trạng huyết áp, đặc điểm nhân trắc, cấu trúc cơ thể. Đối tượng được cân, đo chiều cao, cấu trúc cơ thể, huyết áp và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy đối tượng có trung bình cân nặng là 64,0±8,3 kg, chiều cao 153,5±5,1 cm, BMI 27,2±2,8 kg/m2. Huyết áp tâm thu (HATT) trung bình là 113,8±14,6 mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) là 74,4±10,3 mmg; HATT cao hơn ở nhóm tuổi ≥40 tuổi và học vấn dưới cấp 3 (p<0,05). Tỷ lệ tiền tăng huyết áp (THA) và THA của đối tượng lần lượt là 48,8% và 7,2% và cao hơn có ý nghĩa thống kê (YNTK) trong nhóm BMI ≥30 kg/m2 so với nhóm có BMI <30 kg/m2 (p<0,05). Đặc điểm nhân trắc, cấu trúc cơ thể không có sự khác biệt có YNTK theo nhóm tuổi, ngành nghề và học vấn; có liên quan tuyến tính giữa chỉ số BMI với chỉ số khối mỡ, khối lượng cơ ước tính (p<0,001). Sự thay đổi BMI trên đối tượng thừa cân béo phì (TCBP) có thể làm thay đổi nguy cơ mắc tiền THA và ảnh hưởng lên cấu trúc cơ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Đông Nhật, Trần Mỹ Nhung, Trương Xuân Bích, et al. "Thừa cân - béo phì và cấu trúc có thể của nữ viên chức trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đánh giá bằng phương pháp phân tích kháng trở điện sinh học năm 2020”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. (2020); 18 (1), pp. 38-44.
2. Phạm Thị Oanh,Nguyễn Thị Thu Trang. "Tình trạng dinh dưỡng, tăng glucose máu của người lao động tại 1 nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. (2022); 18 (3+4), pp. 120-126.
3. Kavita Chaudhry, Sanjay Kumar Diwan, and
S.N. Mahajan. "Prehypertension in young females, where do they stand?”. Indian Heart Journal. (2012); 6403, pp. 280–283.
4. Brummett BH, Babyak MA, Jiang R, et al. "Systolic Blood Pressure and Socioeconomic Status in a large multi-study population”. SSM Popul Health. (2019); 9, pp. 100498.
5. Meeuwsen S, Horgan GW, and Elia M. "The relationship between BMI and percent body fat, measured by bioelectrical impedance, in a large adult sample is curvilinear and influenced by age and sex”. Clin Nutr. (2010); 29 (5), pp. 560-6.
6. Meiqari L, Essink D, Wright P, et al. "Prevalence of Hypertension in Vietnam: A Systematic Review and Meta-Analysis”. Asia Pac J Public Health. (2019); 31 (2), pp. 101-112.
7. Sahned J, Mohammed Saeed D, and Misra S. "Sugar-free Workplace: A Step for Fighting Obesity”. Cureus. (2019); 11 (12), pp. e6336.
8. Zhang Y, Hou LS, Tang WW, et al. "High prevalence of obesity-related hypertension among adults aged 40 to 79 years in Southwest China”. Sci Rep. (2019); 9 (1), pp. 15838.