NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA KEM BERBERIN 1% TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kem Berberin 1% lên biến đổi tại chỗ vết thương mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 Bệnh nhân (BN) bị các vết thương mạn tính (VTMT), điều trị nội trú tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia (BVBQG), từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Bệnh nhân (BN) được chia làm 2 nhóm, nhóm A: 30 BN đắp vết thương (VT) bằng Silvirin 1% do Ấn Độ sản xuất và nhóm B: 30 BN đắp VT bằng kem Berberin 1% do Khoa Dược - BVBQG cung cấp. Bệnh nhân được xác định một số đặc điểm lâm sàng , cấy khuẩn xác định loài vi khuẩn (VK) tại chỗ vết thương tại các thời điểm trước khi đắp thuốc, sau khi đắp thuốc 10 ngày và 20 ngày. Kết quả: Tiến triển tại chỗ vết thương mạn tính ở nhóm B tốt hơn nhóm A trên các chỉ tiêu theo dõi: Giảm tiết dịch, giảm viêm bờ mép vết thương, xuất hiện tổ chức hạt đỏ đẹp mềm mại và biểu mô thu hẹp kích thước vết thương. VK gặp ở bề mặt VT phong phú về chủng loại, gặp nhiều là P.aeruginosa và S.aureus, K. pneumonia. Sự xuất hiện các chủng VK này giảm theo thời gian ở cả hai nhóm A và B. Ở thời điểm ngày 20 sau điều trị tỷ lệ số mẫu (+) ở nhóm A cao hơn so với nhóm B. Kết luận: Kem Berberin 1% có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, và kích thích quá trình liền vết thương mạn tính tốt hơn so với Silvirin1%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vết thương mạn tính, kem Berberin 1%, kem Silvirin 1%, vi khuẩn.
Tài liệu tham khảo
2. Robert N., Keith G.H., Paul M (2014). Clinical challenges of chronic wounds: searching for an optimal animal model to recapitulate their
complexity. Disease Models & Mechanisms 7:1205-1213.
3. Nguyễn Ngọc Tuấn (2008). Đánh giá tác dụng của kem Berberin 1% lên diễn biến vết thương bỏng nông. Đề tài cấp cơ sở Học Viện Quân Y
4. Tuhin K.B. et al (1998), “Biological effects of extract of hunan placenta”, the 9th symposium on medicinal plants, spices and other natural products, Hanoi, Vietnam, 24-29, sep.
5. Phạm Trịnh Quốc Khanh (2009), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán huỳnh quang bằng dung dịch fluorescein 10% và điều trị bằng kem berberin 0,05% trong bỏng bàn tay”, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
6. Mustoe T (2004). Understanding chronic wounds: a unifying hypothesis on their pathogenesis and implications for therapy. Am J Surg187:65S-70S5.