NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG SAU MỔ SỤP MI Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng sụp mi ở bệnh nhân lớn tuổi và đánh giá thẩm mỹ, mức độ hài lòng sau mổ của nhóm nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, gồm 20 bệnh nhân sụp mi có độ tuổi ≥ 40 được phẫu thuật điều trị sụp mi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 50,4 tuổi, nhóm tuổi 40-49 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (60%). Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều là giới nữ. Có sự khác biệt về tỷ lệ mức độ sụp mi giữa các nhóm chức năng cơ nâng mi với p < 0,05. Cơ nâng mi càng kém thì mức độ sụp mi càng cao. Trong 38 mắt bị sụp mi người lớn tuổi có các bệnh kèm theo hay gặp là đục thủy tinh thể 4 mắt chiếm 10,6%, bệnh glôcôm gặp 2 mắt chiếm 2%, không có tổn thương khác liên quan như mộng, sẹo giác mạc, quặm. Số mắt có thị lực 20/100 - 20/50 cao nhất chiếm 52,6%. Các chỉ số nhân trắc sau phẫu thuật (khoảng cách từ bờ mi trên đến ánh phản quang trên giác mạc / marginal reflex distance MRD, chiều rộng khe mắt, chiều rộng nếp mi, biên độ vận động cơ nâng mi) đều được cải thiện sau phẫu thuật. Khi đánh giá hài lòng sau mổ theo thang điểm FACE-Q, có 91,4% trong 140 câu trả lời của 20 bệnh nhân đánh giá đạt mức cao nhất. Điểm số tổng trung bình khi đánh giá sẹo theo thang điểm POSAS của bệnh nhân và bác sĩ lần lượt là 9,1 và 7,3, cho thấy kết quả phẫu thuật có tính thẩm mỹ cao. Kết luận: Sụp mi người lớn tuổi chủ yếu ở mức độ nhẹ và có mối liên quan ngược chiều giữa chức năng cơ nâng mi và mức độ sụp mi. Bệnh nhân đi khám do sụp mi tương đối sớm và trẻ tuổi hơn trước đây với nhóm tuổi 40-49 hay gặp nhất và cho thấy nhu cầu về làm đẹp ngày một tăng. Kết quả thẩm mỹ cao ở đa số bệnh nhân sau phẫu thuật cho thấy phương pháp phẫu thuật tạo hình gấp cân cơ nâng mi an toàn và hiệu quả trong điều trị sụp mi ở người lớn tuổi
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sụp mi, chức năng cơ nâng mi, mức độ sụp mi, POSAS, FACE-Q
Tài liệu tham khảo
2. Edmonson BC, Wulc AE. Ptosis evaluation and management. Otolaryngol Clin North Am. 2005;38(5):921-946. doi:10.1016/j.otc.2005.08.012
3. Patel SM, Linberg JV, Sivak-Callcott JA, Gunel E. Modified tarsal resection operation for congenital ptosis with fair levator function. Ophthal Plast Reconstr Surg. 2008; 24(1):1-6. doi:10.1097/IOP.0b013e31815e72a3
4. Klassen AF, Cano SJ, Grotting JC, et al. FACE- Q Eye Module for Measuring Patient-Reported
Outcomes Following Cosmetic Eye Treatments. JAMA Facial Plast Surg. 2017;19(1):7-14. doi: 10.1001/ jamafacial.2016.1018
5. Draaijers LJ, Tempelman FRH, Botman YAM, et al. The patient and observer scar assessment scale: a reliable and feasible tool for scar evaluation. Plast Reconstr Surg. 2004;113(7): 1960-1965; discussion 1966-1967. doi: 10.1097/ 01.prs.0000122207. 28773.56
6. Akkaya S. Evaluation of Surgical Outcomes, Patient Satisfaction, and Potential Complications after Blepharoplasty. Beyoglu Eye Journal. 2018;3(2):91-95. doi:10. 14744/bej.2018.08208
7. Tyers AG, Collin JR. Senile ptosis--introduction and anterior approach. Trans Ophthalmol Soc U K (1962). 1985;104 (Pt 1):11-16.
8. Phan Thị Tám. Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Sụp Mi Tuổi Già Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Kạn. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II. Trường Đại học Y Hà Nội; 2017.
9. Mehta HK. Day surgery management of senile ptosis. Trans Ophthalmol Soc U K (1962). 1985;104 ( Pt 2):171-175.
10. Parsa FD, Wolff DR, Parsa NN, Elahi aE E. Upper eyelid ptosis repair after cataract extraction and the importance of Hering’s test. Plast Reconstr Surg. 2001;108(6):1527-1536; discussion 1537- 1538. doi: 10.1097/ 00006534-200111000-00014