MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ NHIỄM LIÊN CẦU NHÓM B TRÊN THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU CẦN THƠ

Huỳnh Hoàng Tuấn1, Lâm Đức Tâm2,, Trịnh Thị Hồng Của2, Trần Ngọc Dung2
1 Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ


và tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B và tìm hiểu mối liên quan giữa đái tháo đường thai kỳ và nhiễm liên cầu nhóm B trên thai phụ tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 thai phụ thai phụ khám thai và quản lý thai kỳ có làm xét nghiệm dung nạp glucose 75 gram-2 giờ tuần thứ 24- 28 thai kỳ và làm xét nghiệm Real-time GBS-PCR tuần thứ 35-37 thai kỳ tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Cần Thơ từ tháng 8/2022 - 6/2023. Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 33%, tỷ lệ nhiễm liên cầu nhóm B là 23%. Đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B (OR 5,6, 95%CI: 3,2 – 10,0, p < 0,01). Có mối liên quan đường huyết trong dung nạp đường và nhiễm liên cầu nhóm B; nhiễm liên cầu nhóm B và đường huyết 2 giờ dung nạp cao là tăng nguy cơ kiểm soát đường huyết lúc đói thất bại trên thai phụ đái tháo đường thai kỳ. Kết luận: Đái tháo đường thai k tăng nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tuần thứ 35-37 thai kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Ngọc Duyên và cộng sự (2019), Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi cà mau. Y Học TP. Hồ Chí Minh 23, tr 95-100.

2. Trần Đình Hùng và cộng sự (2022), Khảo sát tác nhân vi sinh vật gây bệnh viêm nhiễm sinh dục dưới ở phụ nữ khám phụ khoa và yếu tố liên quan, Tạp chí Y học Việt Nam, 517(1).
3. Phùng Thị Lý và cộng sự (2020), Tỷ lệ mang liên cầu khuẩn nhóm B ở 35-37 tuần thai kỳ và hiệu quả của kháng sinh dự phòng lây nhiễm trước sinh, Tạp chí Phụ sản, 18, tr 19-26.
4. Phạm Thu Trang và cộng sự (2023), Tỷ lệ mang liên cầu nhóm B và kết quả thai kỳ ở sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 65(7).
5. Bogiel, T. and et al (2022). An Application of Real-Time PCR and CDC Protocol May Significantly Reduce the Incidence of Streptococcus agalactiae Infections among Neonates. 11(9), p1064.
6. Chen, X and et al (2023). The risk factors for Group B Streptococcus colonization during pregnancy and influences of intrapartum antibiotic prophylaxis on maternal and neonatal outcomes. 23(1), 1-9.
7. Jiménez-Escutia, R. and et al (2023). High Glucose Promotes Inflammation and Weakens Placental Defenses against E. coli and S. agalactiae Infection: Protective Role of Insulin and Metformin. 24(6), p5243.
8. Pykało-Gawińska, D. and et al (2021). Gestational weight gain and glycemic control in GDM patients with positive genital culture. 60(2), p262-265.
9. Schindler, Y. and et al (2020). Group B Streptococcus serotypes associated with different clinical syndromes: Asymptomatic carriage in pregnant women, intrauterine fetal death, and early onset disease in the newborn. 15(12), p0244450.