ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023

Lê Văn Minh1,, Nguyễn Tấn Đạt1, Nguyễn Thị Như Mai2
1 Trường đại học Y Dược Cần Thơ,
2 Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý, tìm hiểu một số yếu tố liên quan và đánh giá hiệu quả can thiệp bằng thuốc bằng thông tin thuốc - dược lâm sàng về sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là bệnh án có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên điều trị nội trú và các bác sĩ được phân công trực tiếp khám bệnh nội trú. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp không đối chứng. Kết quả: Tỷ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh hợp lý là 86,1%. Bác sĩ nam có tỷ lệ chỉ định kháng sinh không hợp lý chiếm 18,6% cao hơn so với nữ chiếm 2,8% (p < 0,001, OR 7,85, KTC95% OR = 2,38 – 25,87). Trình độ đại học, tỷ lệ dùng kháng sinh không hợp lý là 17,8%, cao hơn từ đại học trở lên là 9,3 (p = 0,021, OR 2,11, KTC95% OR = 1,11 – 4,05). Sau can thiệp, tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị bệnh nhân nội trú đã tăng từ 86,1% lên 95,5%. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý tại các khoa của Bệnh viện đa khoa Tp. Cần Thơ tương đối cao và cải thiện đáng kể sau can thiệp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Quyết định hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, Số 772/QĐ-BYT ngày 14/3/2016, Hà Nội.
2. Naylor, N. R., Atun, R., Zhu, N., Kulasabanathan, K., Silva, S., Chatterjee, A., Knight, G. M., & Robotham, J. V. (2018), Estimating the burden of antimicrobial resistance: a systematic literature review, Antimicrobial

Resistance & Infection Control. 7(1), p. 58.
3. Atif, M., Sarwar, M. R., Azeem, M., Naz, M., Amir, S., & Nazir, K. (2016), Assessment of core drug use indicators using WHO/INRUD methodology at primary healthcare centers in Bahawalpur, Pakistan, BMC Health Serv Res. 16(1), p. 684.
4. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ (2021), Báo cáo tổng kết hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Đa khoa thành phố Cần Thơ 2021 và Phương hướng hoạt động 2022, Cần Thơ.
5. Đỗ Trí Ngoan (2019), Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân và việc sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện Đa khoa, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 20/2019 năm thứ 5 ISSN 2354-1210.
6. Huỳnh Tấn Phát (2012), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở khoa Hồi sức tích cực tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011, Luận văn Dược sĩ đại học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Thị Hồng Phiến (2017), Nghiên cứu tình hình sử dụng và đánh giá kết quả can thiệp việc sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2016-2017, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Tiêu Hữu Quốc (2019), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành – tỉnh Sóc Trăng năm 2018, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.