ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ SƠ SINH MẮC COVID-19 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2021-2023

Nguyễn Thị Mỹ Linh1, Nguyễn Thị Mỹ Linh1, Khu Thị Khánh Dung2,3, Nguyễn Thị Quỳnh Nga2,3,
1 Bệnh viện Nông nghiệp
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sơ sinh mắc COVID-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca bệnh trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc COVID-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021-2023. Kết quả: 73 trẻ sơ sinh mắc COVID-19 chủ yếu là trẻ đủ tháng (83,6%); nhiễm COVID-19 sơ sinh khởi phát muộn (90,4%); tuổi được chẩn đoán trung bình 13,0±7,6 ngày; 69,8% trẻ nhiễm COVID-19 có tiếp xúc với nguồn lây. 75,3% các ca bệnh đồng mắc thêm các bệnh khác. Triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu, hay gặp chủ yếu là sốt (45,2%), bú kém (52,1%), triệu chứng hô hấp như chảy mũi, nghẹt mũi (65,8%), ho (61,6%), thở nhanh (46,6%). Triệu chứng cận lâm sàng thường gặp là tăng Ferritin trên 600 ng/ml (32,9%) và D-Dimer tăng trên 1000ng/mL (56.2%). Trẻ đẻ non < 37 tuần có nguy cơ mắc COVID-19 nhóm nặng - nguy kịch gấp 4,63 lần so với trẻ đủ tháng (95% CI của OR: 1,14-18,83); trẻ có cân nặng lúc sinh < 2500 gram có nguy cơ mắc COVID-19 nhóm nặng - nguy kịch gấp 7,13 lần so với trẻ có cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gram (95% CI của OR: 1,42-35,83); trẻ có chỉ số Ferritin > 600 ng/ml có nguy cơ mắc COVID-19 nhóm nặng - nguy kịch cao gấp 2,87 lần so với trẻ có chỉ số Ferritin ≤ 600 ng/ml (95% CI của OR:1,05-7,89). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: COVID-19 có thể gặp ở trẻ sơ sinh, chủ yếu là khởi phát muộn. Các biểu hiện lâm sàng thường đa dạng và không đặc hiệu, cận lâm sàng thường gặp nhất là tăng Ferritin và D-dimer máu. Trẻ sinh non, cân nặng lúc sinh thấp hoặc có chỉ số Ferritin > 600 ng/ml có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn nhóm trẻ đủ tháng, cân nặng bình thường hoặc có chỉ số Ferritin ≤ 600 ng/ml.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Diseases KS of I, Diseases KS of PI, Epidemiology KS of, Therapy KS for A, Prevention KS for H associated IC and, Prevention KC for DC and. Report on the Epidemiological Features of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in the Republic of Korea from January 19 to March 2, 2020. J Korean Med Sci. 2020;35(10). doi:10.3346/ jkms.2020.35.e112
2. Akin IM, Kanburoglu MK, Tayman C, et al. Epidemiologic and clinical characteristics of neonates with late-onset COVID-19: 1-year data of Turkish Neonatal Society. Eur J Pediatr. Published online January 21, 2022. doi:10.1007/ s00431-021-04358-8
3. Raschetti R, Vivanti AJ, Vauloup-Fellous C, Loi B, Benachi A, De Luca D. Synthesis and systematic review of reported neonatal SARS-CoV-2 infections. Nat Commun. 2020;11:5164. doi:10.1038/s41467-020-18982-9
4. Nam DH (2022). Nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ em mắc COVID-19 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ XXIV, Hà Nội, ngày 24-27/11/2022.
5. Bộ Y Tế (2022). Quyết định 405/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị COVID19 ở trẻ em. Published February 22, 2022. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-405-QD-BYT-2022-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-COVID19-o-tre-em-504157.aspx
6. Sankaran D, Nakra N, Cheema R, Blumberg D, Lakshminrusimha S. Perinatal SARS-CoV-2 Infection and Neonatal COVID-19: A 2021 Update. NeoReviews. 2021;22(5):e284-e295. doi:10.1542/ neo.22-5-e284
7. Nguyen PNT, Thuc TT, Hung NT, et al. Risk factors for disease severity and mortality of children with Covid-19: A study at a Vietnamese Children’s hospital. J Infect Chemother. 2022;28(10): 1380-1386. doi:10.1016/ j.jiac. 2022.06.010
8. Nga VTT, Duong TTT, Phong NT, Diu HT, Dung PT. Phân tích một loạt ca bệnh trẻ dưới 2 tháng tuổi mắc COVID-19 tại bệnh viện đa khoa Đức Giang. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;514(5):138-145.