KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH CỦA NAM GIỚI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) là một vấn đề y tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kiến thức của nam giới Việt Nam về vấn đề này còn thấp dẫn đến những hành vi tình dục không phù hợp và tỷ lệ mắc bệnh cao. Chúng tôi thực hiện khảo sát 210 nam giới đến khám tại Khoa Nam học và Y Học giới tính về kiến thức cơ bản các bệnh lây qua đường tình dục và hành vi tình dục của họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình là 20,9. Kiến thức về các tác nhân STDs của đối tượng tham gia nghiên cứu còn thấp, đặc biệt ở nhóm chưa quan hệ tình dục. Các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục là quan hệ lần đầu ở độ tuổi vị thành niên (<18 tuổi), hút thuốc lá, dùng rượu bia thường xuyên, xem phim khiêu dâm, có mối quan hệ ngoài hôn nhân, và có nhiều hơn 2 đối tác. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục giới tính và tình dục cần phải được tăng cường để nâng cao kiến thức về các bệnh lây truyền đường tình dục ở nam giới và cải thiện tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm đối tượng này và cộng đồng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
STDs, hành vi tình dục, quan hệ tình dục.
Tài liệu tham khảo
2. S. Nguyen et al., “Lack of Knowledge about Sexually Transmitted Diseases (STDs): Implications for STDs Prevention and Care among Dermatology Patients in an Urban City in Vietnam,” Int. J. Environ. Res. Public. Health, vol. 16, no. 6, p. 1080, Mar. 2019, doi: 10.3390/ijerph16061080.
3. Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Hữu Thắng, Đinh Thị Nhuận, “Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục và tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của công nhân nữ tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai năm 2013,” Tạp Chí Học Dự Phòng, vol. XXIV, no. 7, p. 139, 2014.
4. P. T. Lan, C. S. Lundborg, I. Mogren, H. D. Phuc, and N. T. K. Chuc, “Lack of knowledge about sexually transmitted infections among women in North rural Vietnam,” BMC Infect. Dis., vol. 9, no. 1, p. 85, Dec. 2009, doi: 10.1186/1471-2334-9-85.
5. Vũ Thái Hoàng, Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Cao Thắng, “Mối liên quan giữa hành vi tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở nam giới,” Tạp Chí Học Việt Nam, vol. 498, pp. 115–119, 2021.
6. R. Tiwari and M. Shendre, “Role of occupation as a risk factor for sexually transmitted disease: A case control study,” Indian J. Occup. Environ. Med., vol. 9, no. 1, p. 35, 2005, doi: 10.4103/0019-5278.16040.
7. T. D. MacKenzie, J. F. Steiner, A. J. Davidson, W. M. Marine, and F. N. Judson, “Tobacco Use and Other Risk Behaviors among Adolescents in an STD Clinic,” Prev. Med., vol. 27, no. 6, pp. 792–797, Nov. 1998, doi: 10.1006/pmed.1998.0359.
8. L. Arcavi and N. L. Benowitz, “Cigarette Smoking and Infection,” Arch. Intern. Med., vol. 164, no. 20, p. 2206, Nov. 2004, doi: 10.1001/archinte.164.20.2206.
9. V. Murali and S. Jayaraman, “Substance use disorders and sexually transmitted infections: a public health perspective,” BJPsych Adv., vol. 24, no. 3, pp. 161–166, May 2018, doi: 10.1192/bja.2017.14.
10. Nguyễn Hoài Bắc, Trần Văn Kiên, “Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội,” Tạp Chí Học Việt Nam, pp. 32–39.