CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN UNG THƯ TRỰC TRÀNG SAU PHẪU THUẬT: SO SÁNH GIỮA NHÓM BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI VÀ PHẪU THUẬT ROBOT

Nguyễn Phú Hữu1,2,
1 Bệnh viện Bình Dân
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng là một bệnh lý thường gặp ở Việt Nam. Phẫu thuật nội soi (PTNS) và phẫu thuật robot (PTRB) điều trị ung thư trực tràng ngày càng phổ biến. Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư trực tràng có tái lập lưu thông tiêu hóa cần được đánh giá chất lượng cuộc sống nhằm đánh giá kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu trên 86 bệnh nhân (BN) ở hai nhóm PTNS và PTRB điều trị ung thư trực tràng có tái lập lưu thông tiêu hóa. Các BN được đánh giá chất lượng cuộc sống theo bảng SF-36 tại thời điểm 6 và 12 tuần sau mổ. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm được PTNS và PTRB lần lượt là 62,2 và 60,6 tuổi. Chủ yếu bệnh nhân nằm ở giai đoạn II và III, không có BN ở giai đoạn IV và ít bệnh nhân ở giai đoạn I. Ở nhóm robot, sức khỏe tổng thể và chức năng xã hội được cải thiện đáng kể sau 6 tuần và 12 tuần so với nhóm nội soi. Kết luận: Trong nhóm phẫu thuật robot, đa số các lĩnh vực thuộc SF-36 có sự cải thiện tốt hơn nhóm bệnh nhân phẫu thuật nội soi tại thời điểm 6 và 12 tuần sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Courtney M. Townsend Jr, et al (2012). Sabiston textbook of surgery: the biological basis of modern surgical practice – 19th ed. Elsivier.
2. Trần Kim Trang (2012). “Các thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân tim mạch”. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16 (1), pp. 9-15.
3. Glimelius B, Tiret E, Cercantes A, Arnold D (2013). Rectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow up. Annals of Oncology, 24 (suppl_6):vi81-vi8.
4. Phạm Hồng Nam và cộng sự (2023). Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng. Tạp Chí Y học Việt Nam, 526(1A).
5. Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Xứng, Đoàn Hiếu Trung (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đà Nẵng trong 02 năm (2016-2017). Tạp chí Y Dược học Huể.8(8): p.tr 7-12.
6. Bosma E, Pullens MJ, de Vries J, Roukema JA (2016). Health status, anxiety, and depressive symptoms following complicated and uncomplicated colorectal surgeries. Int J Colorectal Dis.;31(2):273-282.
7. Yuge K, Miwa K, Fujita F, Murotani K, Shigaki T, Yoshida N, Yoshida T, Koushi K, Fujiyoshi K, Nagasu S and Akagi Y (2023) Comparison of long-term quality of life based on surgical procedure in patients with rectal cancer. Front. Oncol. 13:1197131.
8. Laforest A, Bretagnol F, Mouazan AS, Maggiori L, Ferron M, Panis Y (2012). Functional disorders after rectal cancer resection: does a rehabilitation programme improve anal continence and quality of life? Colorectal Dis.14(10):1231-1237.
9. Quezada-Diaz FF, Smith JJ (2021). Options for Low Rectal Cancer: Robotic Total Mesorectal Excision. Clin Colon Rectal Surg.34(5):311-316.
10. Lizdenis P, Birutis J, Čelkienė I, et al. (2015). Short-term results of quality of life for curatively treated colorectal cancer patients in Lithuania. Medicina (Kaunas). 51(1):32-37.