MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH (NHIỄM TOAN CETON VÀ/HOẶC TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU)

Nguyễn Minh Tuấn Anh1,, Nguyễn Khoa Diệu Vân1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Các biến chứng tăng đường huyết cấp tính của bệnh Đái tháo đường là một trong những lý do chính buộc bệnh nhân phải nhập viện. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Đái tháo đường có biến chứng cấp tính (nhiễm toan ceton và/hoặc tăng áp lực thẩm thấu). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 48 bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tăng đường huyết cấp tính nhập viện tại khoa Nội tiết- Đái tháo đường và Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2023-08/2023. Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân là 52,02 ± 19,19 tuổi, hay gặp nhất là ≥ 60 tuổi. Phần lớn bệnh nhân nhập viện có biến chứng tăng đường huyết cấp tính là những bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường (31,3%) và được chẩn đoán trong vòng 5 năm trở lại (43,8%). Khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân kém, với 60,7% bệnh nhân điều trị thuốc không đều. Glucose máu trung bình lúc nhập viện cao: 39,8 ± 14,2 mmol/L và kiểm soát HbA1c kém với chỉ số HbA1c ≥ 10% chiếm 60,4%. Kết luận: Biến chứng cấp tính do tăng đường huyết không kiểm soát xuất hiện chủ yếu ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường, chưa được điều trị hay ở những bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị, kiểm soát đường máu kém.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kitabchi AE, Umpierrez GE, Miles JM, Fisher JN. Hyperglycemic crises in adult patients with diabetes. Diabetes Care. 2009;32(7):1335-1343. doi:10.2337/dc09-9032
2. ADA. Standards of Medical Care in Diabetes (2021) (PDF) by ADA. https://unitedvrg.com/ 2021/08/13/standards-of-medical-care-in-diabetes-2021-pdf/. Accessed September 28, 2022.
3. Ngân ĐTK. Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương 2018.
4. IDF DIABETES ATLAS. 10th ed. Brussels: International Diabetes Federation; 2021. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK581934/. Accessed September 14, 2022.
5. Mauvais-Jarvis F, Sobngwi E, Porcher R, et al. Ketosis-prone type 2 diabetes in patients of sub-Saharan African origin: clinical pathophysiology and natural history of beta-cell dysfunction and insulin resistance. Diabetes. 2004; 53(3): 645-653. doi: 10.2337/d iabetes. 53.3.645
6. Balasubramanyam A, Nalini R, Hampe CS, Maldonado M. Syndromes of Ketosis-Prone Diabetes Mellitus. Endocr Rev. 2008;29(3):292-302. doi:10.1210/er.2007-0026
7. Trịnh Ngọc Anh. Bước đầu nghiên cứu áp dụng phác đồ chuyển insulin truyền tĩnh mạch sang đường tiêm dưới da ở các bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng cấp tính.