THỰC TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THANH PHỐ THANH HÓA

Lê Nguyễn Anh Minh 1,, Trần Tuấn Anh 2, Nguyễn Thị Thu Phương 1, Nguyễn Trọng Hiếu 1, Nguyễn Đức Hoàng 1, Phạm Minh Tú 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Becamex Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng lệch lạc khớp cắn của các em học sinh ở một số trường Trung học cơ sở tại Thành phố Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 em học sinh tuổi từ 12 - 15 tuổi tại trường Trung học cở sở Quang Trung và trường Trung học cơ sở Trần Mai Ninh – thành phố Thanh Hóa. Kết quả: Phân loại khớp cắn theo Angle qua 300 đối tượng nghiên cứu cho thấy: CL 0 11,7%, CL I 50,7%, CL II 24%, CL III 13,7%. Phân loại khớp cắn không có liên quan thống kê với tuổi và giới tính. Thiếu khoảng mức độ ít từ 5-10mm chiếm 74% ở hàm trên, 68,7% ở hàm dưới. Thiếu khoảng mức độ nhiều trên 10mm chiếm 4% ở hàm trên và 3,7% ở hàm dưới. Có 7% thừa khoảng ở hàm trên, 13,3% ở hàm dưới. Kết luận: Đa số trường hợp nghiên cứu có lệch lạc khớp cắn. Phân loại khớp cắn theo Angle không có liên quan thống kê tới tuổi – giới, trong đó lệch lạc khớp cắn loại I chiếm tỉ lệ cao nhất. Hầu hết trường hợp có thiếu khoảng đều ở mức độ ít từ 5-10mm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Khắc Thẩm,Hoàng Tử Hùng (2000). Khảo sát tình trạng khớp cắn người Việt trong độ tuổi 17-27. Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2. Lê Bích Nga (2004). Nhận xét tình trạng bất thường răng mặt của học sinh từ 12 – 15 tuổi trường THCS Trần Phú – Hải Phòng. Đại học Y Hà Nội.
3. G. Lombardo, F. Vena, P. Negri. et al. (2020), "Worldwide prevalence of malocclusion in the different stages of dentition: A systematic review and meta-analysis". Eur J Paediatr Dent, 21(2), pp. 115-122.
4. Đồng Thị Mai Hương (2012). Nghiên cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trường Đại học Y Hải Phòng. Đại học Y Hà Nội.