ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KẾT HỢP LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đau thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, tại Việt nam hiện nay điều trị chủ yếu bằng thuốc, chương trình phục hồi chức năng, châm cứu, bấm huyệt… trong khi can thiệp về tâm lý, nhận thức chưa được áp dụng. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kết hợp can thiệp liệu pháp nhận thức hành vi trong phục hồi chức năng bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 63 bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính, ≥ 18 tuổi, được khám và điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2022 -12/2023 được chia làm 2 nhóm: Nhóm chứng gồm 32 bệnh nhân được điều trị bằng Bài tập dành cho bệnh nhân đau thắt lưng kết hợp Vật lý trị liệu (nhiệt trị liệu, điện trị liệu, bàn kéo); Nhóm can thiệp gồm 31 bệnh nhân được điều trị như nhóm chứng kết hợp với can thiệp nhận thức hành vi. Đánh giá kết quả giảm đau theo thang điểm NRS, chỉ số suy giảm chức năng ODI, bảng câu hỏi về hiệu quả tự giảm đau PSEQ, thang điểm Tampa về chứng lẩn tránh vận động và thang điểm căng thẳng–lo âu–trầm cảm DASS-21 tại thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 4 tuần và sau 12 tuần. Kết quả: Mức độ đau ở nhóm can thiệp sau 3 tháng là 1,16 ± 0,89 so với nhóm chứng là 2,09 ± 1,12 (p<0,001), tương tự sự cải thiện mức độ tự tin khi thực hiện hoạt động hàng ngày, chứng lẩn tránh vận động, trạng thái tâm lý đều cải thiện tốt hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p<0,05). Kết luận: Phương pháp điều trị PHCN kết hợp liệu pháp HTHV đem lại sự cải thiện hơn về tình trạng đau, trạng thái tâm lý, chứng lẩn tránh vận động cũng như chức năng hoạt động hàng ngày trên những bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính so với can thiệp PHCN đơn thuần.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Richmond H, Hall AM, Copsey B, et al. The Effectiveness of Cognitive Behavioural Treatment for Non-Specific Low Back Pain: A Systematic Review and Meta-Analysis. PLoS One. 2015;10(8):e0134192. Published 2015 Aug 5. doi:10.1371/journal.pone.0134192
3. Lin CW, Haas M, Maher CG, Machado LA, van Tulder MW. Cost-effectiveness of general practice care for low back pain: a systematic review. Eur Spine J. 2011;20(7):1012-1023. doi:10.1007/s00586-010-1675-4
4. Ibrahim ME, Weber K, Courvoisier DS, Genevay S. Big Five Personality Traits and Disabling Chronic Low Back Pain: Association with Fear-Avoidance, Anxious and Depressive Moods. J Pain Res. 2020;13:745-754. Published 2020 Apr 14. doi:10.2147/JPR.S237522
5. Jones GT, Johnson RE, Wiles NJ, et al (2006), Predicting persistent disabling low back pain in general practice: a prospective cohort study. Br J Gen Pract. 2006;56(526):334-341.
6. Maughan EF, Lewis JS. Outcome measures in chronic low back pain. Eur Spine J. 2010; 19(9):1484-1494. doi:10.1007/s00586-010-1353-6.