KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH

Lâm Văn Nút 1,, Nguyễn Văn Quảng1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng là phương pháp mới nhiều ưu điểm so với mổ hở, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều yếu tố nguy cơ. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phình động mạch chủ bụng tại Bv Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu, từ 06/2016 đến 12/2018, tại khoa Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Có tất cả 82 bệnh nhân, độ tuổi trung bình là 73,7 ± 7,1 tuổi, trong đó có 64 nam. Tăng huyết áp 65,9% và hút thuốc lá chiếm 69,5%; bệnh mạch vành 53,7%. Chiều dài cổ túi phình trung bình 30 ± 11,1mm; đường kính cổ gần túi phình trung bình 18,5 ± 3,2mm; gập góc cổ túi phình 61,5 ± 20,3 độ; đường kính trung bình của túi phình là 52,25 ± 11,27mm; chiều dài ĐMC từ ngay dưới ĐM thận thấp hơn đến chạc ba chủ - chậu trung bình 110 ± 18,2mm. Đa số là mổ chương trình (96,3%). Gây tê tại chỗ là phương pháp vô cảm chính (43,9%). Đặt ống ghép nội mạch trong phình ĐMCB đơn thuần 4,9%; ĐMCB đến ĐM chậu 2 bên 84,2%; ĐMCB đến ĐM chậu 1 bên 11%; làm tắc động mạch chậu trong 25,6% trường hợp. Rò ống ghép loại II là loại duy nhất và chiếm tỷ lệ 17,1%, có 3 bệnh nhân tử vong trong quá trình theo dõi. Tỷ lệ thành công ngắn hạn trong vòng 30 ngày và trung hạn lần lượt là 98,7% và 96,3%. Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị phình ĐMCB là phương pháp hiệu quả, ít biến chứng, thời gian hồi phục nhanh. Đặc biệt phù hợp những bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wanhainen A, Verzini F, Van Herzeele I, et al. Editor's Choice - European Society for Vascular Surgery (ESVS) 2019 Clinical Practice Guidelines on the Management of Abdominal Aorto-iliac Artery Aneurysms. Eur J Vasc Endovasc Surg. Jan 2019;57(1):8-93. doi:10.1016/j.ejvs.2018.09.020
2. Rossi UG, Torcia P, Dallatana R, Santuari D, Mingazzini P, Cariati M. Abdominal aorta aneurysm with hostile neck: Early outcomes in outside instruction for use in patients using the treovance(®) stent graft. Indian J Radiol Imaging. Oct-Dec 2017;27(4):503-508. doi:10.4103/ijri.IJRI_290_16
3. Buck DB, van Herwaarden JA, Schermerhorn ML, Moll FL. Endovascular treatment of abdominal aortic aneurysms. Nature Reviews Cardiology. 2014/02/01 2014;11(2):112-123. doi:10.1038/nrcardio.2013.196
4. Brown LC, Powell JT, Thompson SG, Epstein DM, Sculpher MJ, Greenhalgh RM. The UK EndoVascular Aneurysm Repair (EVAR) trials: randomised trials of EVAR versus standard therapy. Health Technol Assess. 2012;16(9):1-218. doi:10.3310/hta16090
5. De Bruin JL, Baas AF, Buth J, et al. Long-term outcome of open or endovascular repair of abdominal aortic aneurysm. N Engl J Med. May 20 2010; 362(20): 1881-9. doi:10.1056/ NEJMoa0909499
6. Becquemin JP, Pillet JC, Lescalie F, et al. A randomized controlled trial of endovascular aneurysm repair versus open surgery for abdominal aortic aneurysms in low- to moderate-risk patients. J Vasc Surg. May 2011;53(5):1167-1173.e1. doi:10.1016/j.jvs.2010.10.124
7. Lederle FA, Freischlag JA, Kyriakides TC, et al. Long-term comparison of endovascular and open repair of abdominal aortic aneurysm. N Engl J Med. Nov 22 2012;367(21):1988-97. doi:10.1056/NEJMoa1207481
8. Lederle FA, Johnson GR, Wilson SE, et al. The aneurysm detection and management study screening program: validation cohort and final results. Aneurysm Detection and Management Veterans Affairs Cooperative Study Investigators. Arch Intern Med. May 22 2000;160(10):1425-30. doi:10.1001/archinte.160.10.1425
9. Jahangir E, Lipworth L, Edwards TL, et al. Smoking, sex, risk factors and abdominal aortic aneurysms: a prospective study of 18 782 persons aged above 65 years in the Southern Community Cohort Study. J Epidemiol Community Health. May 2015;69(5):481-8. doi:10.1136/jech-2014-204920