KẾT QUẢ TÁI CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ RÒ LOẠI 1B TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT STENT GRAFT ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị phình động mạch chủ bụng bằng can thiệp nội mạch là phương pháp phổ biến và đang dần thay thế phẫu thuật. Biến chứng rò sau can thiệp điều trị phình gặp trong khoảng 15 –21% trường hợp [1],[2]. Hầu hết được gỉai quyết bằng can thiệp nội mạch nhằm ngăn chặn dòng máu thoát vào túi phình gây tăng kích thước, vỡ sau này. Rò loại 1B gặp trên những trường hợp có thoát mạch vào túi phình ở vị trí đầu xa của stent graft. Việc can thiệp lại đơn thuần hay phối hợp với bít tắc bằng coil, amplatzer hay dùng stent graft có nhánh vẫn đang còn được nhiều tác giả quan tâm. Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu có tuổi trung bình 70,4 ± 8,2, nam giới chiếm đa số, tăng huyết áp và hút thuốc lá chiếm tỉ lệ lần lượt 93,3% và 73,3% mẫu nghiên cứu. Hầu hết các trường hợp ghi nhận có yếu tố nguy cơ gây rò loại 1B là chiều dài động mạch chậu ngắn và xoắn vặn, lần lượt chiếm 66,7% và 93,3% mẫu nghiên cứu. Đặt giá đỡ có màng phủ kèm bít động mạch chậu trong chiếm 53,3%, đặt giá đỡ có màng phủ đơn thuần chiếm 33,3%. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật đạt 100%, tai biến ghi nhận tụ máu chiếm 6,7%, suy thận cấp chiếm 13,3%. Ở giai đoạn theo dõi, tỉ lệ không rò tái phát đạt 86,7% mẫu nghiên cứu. Kết luận: Tái can thiệp điều trị rò loại 1B trên bệnh nhân đặt stent graft điều trị phình động mạch chủ bụng được thực hiện an toàn, hiệu quả, ít biến chứng và tái phát thấp.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Faries PL, Brener BJ, Connelly TL, Katzen BT, Briggs VL, et al. A multicenter experience with the Talent endovascular graft for the treat- ment of abdominal aortic aneurysms. J Vasc Surg 2002;35:1123-8.
3. Zaiem F, Almasri J, Tello M, Prokop LJ, Chaikof EL, Murad MH (2018) A systematic review of surveillance after endovascular aortic repair. J Vasc Surg 67(1):320-331.e37
4. Bianchini Massoni C, Perini P, Tecchio T, Azzarone M, de Troia A, Freyrie A. A systematic review of treatment modalities and out- comes of type Ib endoleak after endovascular abdominal aneu- rysm repair. Vascular 2018;26(01):90–98
5. Gaffey AC, Damrauer SM. Evolving Concepts, Management, and Treatment of Type 1 Endoleaks after Endovascular Aneurysm Repair. Semin Intervent Radiol. 2020 Oct;37(4):395-404.
6. Coulston J, Baigent A, Selvachandran H, Jones S, Torella F, Fisher R. The impact of endovascular aneurysm repair on aortoiliac tortu- osity and its use as a predictor of iliac limb complications. J Vasc Surg 2014;60:585–589
7. Schlosser FJ, Gusberg RJ, Dardik A, Lin PH, Verhagen HJ, Moll FL, et al. Aneurysm rupture after EVAR: can the ultimate failure be predicted? Eur J Vasc Endovasc Surg 2009;37:15e22.
8. Fransen GA, Vallabhaneni Sr SR, van Marrewijk CJ, Laheij RJ, Harris PL, Buth J. Rupture of infra-renal aortic aneurysm after endovascular repair: a series from EUROSTAR registry. Eur J Vasc Endovasc Surg 2003;26:487e93.
9. Bianchini Massoni C, Perini P, Tecchio T, Azzarone M, de Troia A, Freyrie A. A systematic review of treatment modalities and outcomes of type Ib endoleak after endovascular abdominal aneurysm repair. Vascular. 2018;26(01):90–98
10. Qazi AA, Jaberi A, Mironov O, et al. Conservative management of type 1A endoleaks at completion angiogram in endovascular repair of infra-renal abdominal aortic aneurysms with current generation stent grafts. Vascular 2019;27(02):168–174.