THỰC TRẠNG TRẦM CẢM SAU SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NỮ NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng trầm cảm sau sinh ở nữ nhân viên y tế và yếu tố liên quan tại Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học, Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu thực hiện trên 85 nữ NVYT tại Khoa ĐD – KTYH với bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: Tỷ lệ nữ NVYT bị TCSS là 28,2%. Có mối liên quan giữa TCSS và các yếu tố như vấn đề tâm lý, tinh thần (OR = 4,8; p < 0,004); cảm giác áp lực khi đi làm lại sau sinh (OR = 2,9; p < 0,042), tư tưởng thích con trai (OR = 7,1; p < 0,001); tiền căn sản khoa (OR = 3,1; p < 0,021); có hỗ trợ sinh sản (OR = 0,08; p < 0,008); tình trạng hôn nhân (OR = 0,26; p < 0,023). Kết luận và kiến nghị: Tỷ lệ TCSS ở nữ NVYT là 28,2%. Nên có những nghiên cứu sâu với cỡ mẫu lớn hơn. Cơ sở y tế nên có chiến lược sàng lọc TCSS và hỗ trợ nữ nhân viên của đơn vị.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Đinh Việt Hùng, Phạm Ngọc Thảo (2022), Nghiên cứu các yếu tố liên quan ở bệnh nhân trầm cảm sau sinh, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 512, tháng 3, số 1, tr.80-84.
3. Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Lê Thành Tài (2019), Trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có con dưới 6 tháng tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2019, Tạp chí y dược học Cần Thơ, Số 2-23-24-25/2019.
4. Nguyễn Hoài Thảo Tâm, Huỳnh Ngọc Vân Anh (2019), Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai, Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 23, Số 5, 2019. Chuyên đề y tế công cộng, tr.268-274.
5. Lê Thị Thúy và cộng sự (2018), Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở bà mẹ có con dưới 6 tháng đang điều trị tại Bệnh viện nhi Tỉnh Nam Định, Khoa học Điều dưỡng, Tập 1, Số 1, tr.60-64.
6. Lê Thị Thùy, Trần Như Minh Hằng (2018), Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Huế năm 2016, Tạp chí y dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, tập 8, số 3, tr.12-18.
7. Brenda L. Bauman et al (2018), Vital Signs: Postpartum depressive symptoms and provider discussions about perinatal depression - United States, 2018. US Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention: Morbidity and Mortality Weekly Report. May 15, 2020, Vol.69, No.19, p.757-80.
8. Huong Thi Thanh Nguyen et al (2021), The Rate and Risk Factors of Postpartum Depression in Vietnam from 2010 to 2020: A Literature Review, October 2021, Volume 12, Article 731306. DOI: 10.3389/fpsyg.2021.731306.
9. Mayada Roumieh et al (2019), Prevalence and risk factors for postpartum depression among women seen at Primary Health Care Centresin Damascus, BMC Pregnancy and Childbirth, Article Number: 519(2019).
10. The American College of Obstetricians and gynecologists (2018), "ACOG Committee Opinion No. 757: Screening for Perinatal Depression", Obstet Gynecol. 132(5), pp. e208-e212